Từ đoạn trích cả thế giới đang lo âu đên như người uống rượu thuộc văn bản ôn dịch thuốc lá nêu suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá

3 câu trả lời

 Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khoẻ của con người một trong số đó là thuốc lá!

             Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khoẻ”. Vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy, người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc, hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh… Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quen giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.

              Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicôtin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khoẻ và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc.

              Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khoẻ của mình và cảm giác của những người xung quanh. Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá trên thế giới sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm?

             Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá? Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân trong gia đình mình. Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khoẻ. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá! 

Tham khảo nhé.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

Qua phân tích cho thấy, trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh sau:

·         Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập...

·         Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), ung thư vòm họng, miệng, thực quản (hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao), ung thư ruột... Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc.

·         Bệnh hô hấp: Bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với các cháu nhỏ.

·         Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn.

·         Các bệnh khác: Tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính.

·         Đối với nam giới: Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh.

·         Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

·         Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ. 

Chúc bạn học tốt!

Please vote me five stars!

Những người đang hút thuốc và đã từng hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh Crohn cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc.

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột gây kích ứng ở đường tiêu hoá. Bệnh thường gây đau và tiêu chảy, thường ảnh hưởng đến phần dưới của ruột non; tuy nhiên, nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Chúng thường xuất hiện rồi biến mất. Bệnh Crohn có thể dẫn đến các biến chứng như tắc ruột non và loét tại vị trí nối giữa khu vực bị ảnh hưởng và mô xung quanh. Dùng thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh Crohn cần được phẫu thuật để loại bỏ các phần ruột bị ảnh hưởng.

Trong số những người bị bệnh Crohn, những người hút thuốc có nhiều khả năng

  • Có các triệu chứng nặng hơn, thường xuyên hơn và nhiều biến chứng hơn
  • Cần nhiều thuốc hơn để kiểm soát các triệu chứng
  • Cần phẫu thuật
  • Có triệu chứng tái phát sau phẫu thuật

Ảnh hưởng của việc hút thuốc được thấy rõ hơn ở những phụ nữ bị bệnh Crohn so với nam giới mắc bệnh này.

Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu lý do tại sao hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn và làm cho bệnh nặng hơn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng hút thuốc có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của ruột, làm giảm lưu thông máu đến ruột, hoặc gây ra những thay đổi ở hệ miễn dịch dẫn đến viêm. Ở những người có những gen di truyền khiến họ dễ bị bệnh Crohn, việc hút thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số trong những gen này.

Hút thuốc ảnh hưởng đến polyp đại tràng như thế nào?

Những người hút thuốc có khả năng phát triển các polyp đại tràng. Polyp đại tràng là những tổn thương nhỏ trên bề mặt bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Một số polyp là lành tính hoặc không ung thư, trong khi một số polyp là ung thư hoặc có thể phát triển thành ung thư.
Trong số những người mắc chứng polyp đại tràng thì người hút thuốc thường có polyp lớn hơn, nhiều hơn và có nhiều khả năng tái phát hơn.

Hút thuốc ảnh hưởng đến viêm tụy như thế nào?

Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển viêm tụy. Viêm tụy là viêm ở tuyến tụy. Tuyến tụy nằm sau dạ dày và gần tá tràng. Tụy tiết ra các enzyme tiêu hóa. Những enzyme này thường không hoạt động cho đến khi chúng đến ruột non. Khi tuyến tụy bị viêm, các enzyme tiêu hóa sẽ tấn công các mô của tuyến tụy.

Hút thuốc ảnh hưởng đến sỏi mật như thế nào?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu không đồng nhất với nhau và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh điều này.

Sỏi mật là các hạt nhỏ, cứng phát triển trong túi mật, cơ quan chứa mật được gan sản sinh ra. Sỏi mật có thể di chuyển vào các ống dẫn các enzyme tiêu hóa từ túi mật, gan và tụy đến tá tràng, gây viêm, nhiễm trùng, và đau bụng.

Có thể hạn chế những tổn hại do hút thuốc tới hệ tiêu hóa không?

Bỏ thuốc có thể hạn chế một số ảnh hưởng của việc hút thuốc lên hệ tiêu hóa. Ví dụ, sự cân bằng giữa các yếu tố gây hại và bảo vệ dạ dày và tá tràng sẽ trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau khi bỏ thuốc. Ảnh hưởng của việc hút thuốc lên khả năng xử lý thuốc của gan cũng sẽ biến mất khi ngừng hút thuốc. Tuy nhiên, những người đã bỏ thuốc vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, như polyp đại tràng và viêm tụy, cao hơn so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

Bỏ thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa hoặc ngăn bệnh không trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, những người bị bệnh Crohn mà bỏ hút thuốc thì có ít các triệu chứng nghiêm trọng hơn những người bị bệnh nhưng vẫn hút thuốc.