từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ em có suy nghĩ gì về cuộc sống của con người khi bị mất tự do ?

2 câu trả lời

Con người chẳng ai là muốn khóa chân hay giam cầm mình trong một ngôi nhà, trong một bóng tối nào đó. Chúng ta chỉ muốn vươn mình ra bầu trời rộng lớn kia để thỏa những ước muốn, khám phá được vô vàn những điều tốt đẹp ở bầu trời rộng lớn kia. Thế nhưng, những con người trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ lại bị mất đi tự do của chính bản thân mình. Bởi lẽ họ đã phải chịu đựng đầy rãy những điều bất công của xã hội. Thật là đau đớn thay khi cuộc đời của chính mình lại bị giam cầm bởi xiềng xích của những kẻ thối nát, ngang ngược, bạo tàn. Tự do là khát vọng của bao người, ấy vậy mà nó lại bị cướp đi trắng trợn như thế. Con người sẽ chẳng thể làm gì khi bị tước đoạt đi tự do. Hơn thế nữa, cuộc đời sẽ trở nên đen tối, không thấy lối thoát, không thấy ánh sáng thậm chí là một ngụm nước khi chúng ta mất đi sự tự do. Hơn thế nữa, cuộc sống của bạn sẽ chỉ là một mùi ảm đạm, vô vị. Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy một cảnh tượng kinh hoàng khi bị mất đi sự tự do. Chính bởi vậy mà loài người chúng ta đã và đang không ngừng bảo vệ sự tự do - thứ quý giá nhất của cuộc đời. Đừng ai để đánh mất đi sự tự do bởi mất nó là mất đi niềm hạnh phúc to lớn nhất của cuộc đời.

Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thu” vẫn “dương theo giấc mộng ngàn to lớn” – cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đối với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt… Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự… Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng…

Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất cùa cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sống thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.

… Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chi là lủ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợi vô tư lự.

Bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!