Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

2 câu trả lời

Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây vì đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt bọn trẻ khi từ ở những cành cao ngất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống, nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, thấy những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói…

Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Em tham khảo câu trả lời sau nhé:

- Việc ngồi trên những cành cao ngất của hai cây phong ngắm nhìn đất rộng bao la với  dải thảo nguyên hoang vu, bao nhiêu vùng đất chưa biết đến, những con sông chưa từng nghe và nhìn,..đã thu hút người kể chuyện và bọn trẻ, làm cho chúng ngây ngất

- Người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút hội họa vì đã miêu tả ở hai phương diện màu sắc và đường nét:

   + Màu sắc: Màu trắng của sương, màu xanh của thảo nguyên, sự lấp lánh của con sông

   + Đường nét: đất rộng bao la, thảo nguyên hoang vu; mứt và mấu trân thân cây,những đám mây và đồng cỏ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm