trong các tác phẩm văn học nước ngoài đã được học ở kì 1 lớp 8 ( văn bản " Chiếc lá cuối cùng " , " Cô bé bán diêm " , " Hai cây phong " ) , tình yêu thương con người đã được thể hiện như thế nào ? Chỉ rõ và rút ra bài học . - Các bạn giúp mình với , mai mình phải nộp bài này cho cô kiểm tra luôn rồi !!! ?

1 câu trả lời

CÔ BÉ BÁN DIÊM:

+ Tác giả: An-đéc-xen

+ Xuất xứ: “Cô bé bán diêm” được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển “Nye Eventyr”.

+ Thể loại: truyện cổ tích

+ Tóm tắt văn bản : Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

+ Nội dung: Xuyên suốt câu chuyện là sự tượng phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với những khung cảnh rực rỡ, ấm cúng, sum vầy trong đêm giao thừa và những ảo ảnh đẹp đẽ ngắn ngủi do những ngọn lửa diêm đem lại. Sự đáng thương của cô bé bán diêm còn xót xa hơn khi con người xung quanh cũng vô tâm, vô cảm và lạnh lùng như cái lạnh của mùa đông khắc nghiệt. Cô bé có những ước mơ giản dị và em đã được thực hiện nó chỉ bằng những ngọn lửa diêm ngắn ngủi. Kết thúc của câu truyện là cái chết đầy thương cảm và khắc nghiệt của cô bé bán diêm giữa đêm giao thừa. Truyện có kết cục không giống với những kết thúc tốt đẹp hay hạnh phúc như những truyện cổ tích truyền thống. Cô bé bán diêm không được hưởng hạnh phúc ở ngay cuộc đời hiện tại mà tác giả đã cho cô bé bước sang cuộc đời mới để chấm dứt những cơn đói, lạnh, những khổ đau trong cuộc đời hiện tại của em.

+ Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu: Lối dẫn truyện đa dạng, cách miêu tả cảnh vật và tâm trạng đều rất sắc xảo, những lời độc thoại, đối thoại một chiều và lời dẫn gián tiếp đã làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu.

+ Ý nghĩa : Nhà văn đã gửi găm vào câu chuyện một thông điệp đó là con người phải biết mở rộng lòng, truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với những con người bất hạnh.

*chiếc lá cuối cùng:

    Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao. Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người.

    Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc.

    Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.

*Hai cây phong:

Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích
Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên