-Trong bài thơ" Ngắm Trăng" Sự hoán đổi vị trí giữa người (thân,thi gia) và trăng (nguyệt) ở 2 câu thơ kết bài có ý nghĩa gì??? CÁC BẠN GIÚP MIK NHA

1 câu trả lời

Sự hoán đổi vị trí giữa người và trăng ở 2 câu thơ cuối không chỉ đảm bảo cấu trúc đối đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mà còn nhằm thể hiện cho nội dung của bài thơ. Sự hoán đổi này cho thấy một tình cảm song phương, một sự gắn kết đến từ 2 phía của người và trăng. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước