Trong bài hát có viết"đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay Bác Hồ đã từng nói"các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước" Theo em câu hát trên và lời nói của bác Hồ đề cập đến vấn gì ? Trình bày ngắn gọn

1 câu trả lời

Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kỳ Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”… Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?” (1955).

Câu nói này đã truyền bá đi rộng rãi, nhanh chóng trong thế hệ trẻ mà hầu như ai cũng biết. Nó thôi thúc bao nhiêu con tim hăng say làm việc, lao động vì đất nước. Vì sao câu nói này lại được hoan nghênh như vậy? Trước tiên là vì câu nói này hết sức đúng đắn. Tổ quốc là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống; là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó; là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc; Đất nước là 1 hiện tượng xã hội, gắn liền với các quan hệ xã hội (chế độ xã hội, chế độ nhà nước, các quan hệ chính trị gắn với giai cấp). Bản ngữ, ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc văn hóa, phong tục tập quán.” Có thể nói Tổ quốc là tất cả đất nước này, là núi non là biển cả, tài nguyên thuộc chủ quyền Việt Nam. Tổ quốc bao gồm cả con người trong đất nước ấy, là văn hóa truyền thống, là bạn bè, là người thân… Có Tổ quốc mới có hạt gạo ta ăn, cánh đồng ta trồng, ngụm nước ta uống. Cảm ơn Tổ quốc hôm nay đã cho ta được đi học, được sống cùng bạn bè, người thân. Tổ quốc là một cái gì đó thiêng liêng, cao quý, khó có thể diễn tả hết thành lời.

Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam mà bao nhiêu con người đã hy sinh xương máu để giữ gìn. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử 4000 năm đất nước từ khi để nước đẻ cái, từ thời Hùng Vương, từ khi cái tên làng, tên xã còn chưa có. Nhân dân ta đã xây dựng từng chút một để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng hát, mang suy nghĩ rất Việt như hôm nay. Chính vì vậy chúng ta càng phải yêu hơn và quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển hơn. Tổ quốc không những có ơn với ta, cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi cá nhân.

Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy tiêu cực như: Xã hội này, Tổ quốc này sinh ra ta thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và cho ta cuộc sống đầy đủ vật chất. Họ còn đưa ra những so sánh Việt Nam ta với những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống dân chủ hơn, sống tốt hơn và cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình. Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô trách nhiệm. Dù bất kỳ nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến giàu mạnh, đi từ man rợ đến văn minh. Chúng ta do chiến tranh, do hoàn cảnh đã không thể bằng bạn bằng người câng cần phải cố gắng hơn để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn cho bằng bạn bằng bè. Tự bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ như: rượu bia, cờ bạc, đánh game…?

Thứ hai, câu nói trên không chỉ đúng đắn mà nó còn phù hợp với tâm lý, tư tưởng của mỗi người. Nó đã trở thành động lực để mỗi người cố gắng nhất là với tầng lớp thanh niên đang ngày đêm cố gắng đem sức mình cố gắng tạo dựng một cường quốc sánh vai với năm châu. Mỗi lần chán nản, mệt mỏi, câu nói này lại như cổ vũ thêm sức mạnh tinh thần để cố gắng hơn. Nhiều bạn cho rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn yêu Tổ quốc? Sai rồi, hãy nhìn mà xem mỗi lần đội tuyển Việt Nam thi đấu tại 1 giải nào đó như Seagames chẳng hạn, mỗi quả bóng lọt lưới là dân ta lại nhảy lên vui mừng, sẵn sàng giết luôn con gà để ăn khao. Đó chỉ là vì tinh thần yêu thể thao thôi ư? Không đâu, đó là vì lòng yêu Tổ quốc thầm kín bấy lâu nay mới có dịp bộc lộ đấy. Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, khắp trên mạng, ra đường, vào nhà đều thấy tiếng than thở bất bình, lo lắng. Đó chẳng phải là lòng yêu đất nước là gì?

Tổ Quốc là một khái niệm tinh thần về quốc gia, quê hương, đất nước, lịch sử, tổ tiên mà ta không sờ, không nhìn, không đếm đo được. Có thể nói tổ quốc là linh hồn của quốc gia vậy. Người ta chỉ có thể cảm nhận, hay không cảm nhận được tổ quốc mà thôi. Cũng vì thế mà có người sống ở ngay đất nước nơi người ta sinh ra nhưng vẫn không có tổ quốc, một người vô tổ quốc; và có những người sống tha hương nhưng vẫn có thể có tổ quốc khi người ta vẫn còn cảm nhận được, và ôm ấp cái giá trị tinh thần ấy. Có những con người luôn hy sinh thầm lặng để cống hiến cho Tổ quốc: những chiến sĩ biên phòng, những anh lính đảo xa, những cô giáo miền cao đem chữ đến nơi xa xôi ấy. Ta có thể mất quốc gia, mất nước vì thế sự, thời thế nhưng, trừ khi chính ta từ bỏ nó, tổ quốc không bao giờ mất được.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…” để muốn nói lên một điều, thời nào, giai đoạn nào đất nước cũng luôn cần sự “sống để yêu thương và dâng hiến” của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ hôm nay càng cần cố gắng tiếp thu, tích lũy tri thức, cần cố gắng học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, … để xây dựng Tổ quốc này thêm đẹp giàu, thêm văn mình. Để tương lai con em chúng ta không phải băn khoăn, thất vọng, so sánh với nước bạn… Xây dựng, củng cố hơn lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để mỗi lần nhắc đến cái tên Việt Nam là 1 lần thêm yêu thương, tự hào.

Tổ Quốc là 1 khái niệm tất cả mọi người đều biết nhưng lại chẳng ai biết đầy đủ! Chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mỗi người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước