Trình quá trình biến đổi lý học và hóa học diễn ra trong khoang miệng Khi nhai cơm lâu hay bánh mì, trong miệng cảm thấy ngọt vì sao? ko chép mạng nhé.

2 câu trả lời

Đáp án:

- Biến đổi vật lý : Nhờ có hoạt động phối hợp của răng , lưỡi , các cơ môi và má cùng các
tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng thành thức ăn mềm , nhuyễn ,
thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt .

- Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh
bột trong thức ăn thành đường mantôzơ .

Giải thích các bước giải:

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.


Quá trình bđ lí học: tuyến nước bọt tiết nước bọt, răng nhai, nghiền nhỏ thưsc ăn, lưỡi trộn, làm mềm bằng nước bọt, tạo viên thức ăn, phối hợp các hoạt đôngj của răng, lưỡi với cơ.

Quá trình bđ hoá học: enzim amilaza trong nước bọt phân giải các polisaccarit (tin bột) trong thức ăn thành đường mantozo. Chính vì thế khi nhai cơm hoặc bánh mì lâu, miệng cảm thấy ngọt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm