2 câu trả lời
Nguồn gốc người Việt để chỉ nguồn gốc của các dân tộc sống ở Việt Nam. Hiện nay chỉ mới được xác định được nguồn gốc của một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử như H'Mông, Sán Dìu... Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là người Kinh, thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc tại Việt Nam được chia ra hai phái:
- Giả thuyết bản địa cho rằng các dân tộc tại Việt Nam vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước).
- Giả thuyết thiên di cho rằng các dân tộc tại Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT./.
“Người Việt” (Việt nhân) là một khái niệm được sử dụng trong vài trăm năm trở lại đây, nhưng ngày nay đôi khi được dịch là “Việt tộc” hay “Kinh tộc” hay “dân tộc Kinh”. Tất cả những thuật ngữ này cần được phân biệt với khái niệm “dân tộc Việt Nam”, “người Việt Nam”. Hai thuật ngữ sau thể hiện diễn ngôn chính trị với mong muốn nhất thể hóa các tộc người khác nhau vào một kiến tạo lịch sử đồng nhất, nhằm che lấp sự khác biệt đa chiều kích (hàm ẩn bên trong những mâu thuẫn mà người ta đang muốn khỏa lấp từ văn hóa - lịch sử, cho đến quyền lực chính trị). Trong khi đó “người Việt” ở thời điểm hiện tại là một thuật ngữ của dân tộc học, cũng đã mang trong mình những diễn ngôn chính trị cùng chiều với khái niệm “dân tộc Việt Nam”. Ta có thể tìm thấy vô số các cách diễn đạt mờ nhòe giữa các khái niệm này, từ các bài báo phổ thông, cho đến các nghiên cứu của giới học giả. Một sự mờ nhòe được tạo nên từ cả hữu thức và vô thức. Nó cho thấy, cái cộng đồng người nói tiếng Việt đã luôn sử dụng khái niệm “người Việt” trong những bối cảnh tri thức khác nhau, dù trên thực tế “người Việt” có nhiều nguồn gốc khác nhau, như nhóm Hoa kiều đã Việt hóa, nhóm các dân tộc ít người đã bị Kinh hóa đến mức nhận đồng nguồn gốc, để lãnh thêm những đặc quyền mới từ phía dân tộc chiếm ưu thế. Cái cộng đồng người Việt chiếm hơn 80% dân số đã đồng thanh để tạo nên một giọng nói đồng nhất về nguồn gốc của mình dưới sự điều phối của hệ tư tưởng thời đại, bằng cả khoa học và niềm tin thuần thực.