Trình bày sự vận dụng nguyên tắc “Giáo dục trong lao động và bằng lao động ” khi tổ chức cho học sinh tiểu học lao động tổng vệ sinh trường, lớp
2 câu trả lời
Hoạt động của con người bao giờ cũng hướng tới mục đích nhất định . Giáo dục là hoạt động có mục đích , do đó nội dung , phương pháp , hình thức tổ chức quá trình giáo dục đều phải căn cứ vào mục đích và phải đạt được mục đích giáo dục đó . Mục đích của hoạt động giáo dục phải được cụ thể hoá bằng các mục tiêu giáo dục .
Toàn bộ hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường đều phải hướng vào mục đích xây dựng phẩm chất nhân cách cho con người . Trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nưc ta cần hướng vào mục đích xây dựng nhân cách phát triển toàn diện , đó là mẫu người lí tưởng mà hoạt động giáo dục phải đạt tới . Giáo dục phải làm cho học sinh thấm nhuần đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước , sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại , bảo vệ và phát triển những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc ; xây dựng nếp sống văn hoá mới , xoá bỏ tàn dư của nếp sống cũ lạc hậu ...
Giáo dục trong lao động.
+ Nội dung: Công tác giáo dục phải thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho họ:
- Thái độ kính trọng người lao động.
- Thừa nhận giá trị lớn lao của lao động.
- Xây dựng cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào việc sản xuất những giá trị vật chất cho xã hội, họ mới có quyền thoả mãn một số đòi hỏi của bản thân, và bằng lao động của mình họ cần phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật chất hơn so với những cái mà họ được hưởng.
- Hình thành cho họ lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch.
- Có thái độ đúng đắn đối với tài sản xã hội.
+ Biện pháp thực hiện:
- Phải kết hợp giáo dục lao động với việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá.
- Phải tổ chức lao động làm sao đem lại lợi ích cho cá nhân, cho tập thể, xã hội; gắn bó chặt chẽ với những quan hệ xã hội, đòi hỏi những cố gắng về mặt trí tuệ và thể chất, ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của nó và tự nguyện tham gia một cách tích cực.
- Cần khắc phục sự do dự, sự ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà trường, vào quá trình đào tạo, không coi trọng và quan tâm đầy đủ việc tổ chức học sinh tham gia các hình thức lao động vừa sức ở gia đình cũng như ở nhà trường. Mặt khác, cần khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa trong việc tổ chức lao động cho học sinh, không quan tâm lựa chọn và phát huy ý nghĩa chính trị, đạo đức, nội dung khoa học công nghệ, tác dụng kinh tế…