Trình bày sự ra đời của chủ nghĩa Mác?

2 câu trả lời

Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện; giai đoạn bảo vệ và phái triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin, do V.I.Lênin thực hiện.


Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những nãm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp đưực thực hiện trứơc tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.

Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản. tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông (Pháp) năm 1831, 1834; phong trào Hiến chương (Anh) từ năm 1835 đến năm 1848; cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức) năm 1844, V.V.. Đó là những bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thời, chính thực tiễn cách mạng cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển không ngừng lý luận của chủ nghĩa Mác.

-Tiền đề lý luận:

Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.

Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của G.V.Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm