Trình bày nội dung phương pháp luận Triết học. Trong cuộc sống chúng ta nên vận dụng phương pháp luận Triết học nào, tại sao?

2 câu trả lời

TCCS - Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được thử thách trong thực tiễn, vượt qua những biến cố lịch sử và luôn phù hợp với những bước tiến của khoa học. Là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để từ đó có sự vận dụng sáng tạo trong nhận thức xu hướng, quy luật phát triển của quan hệ quốc tế trong bối cảnh thế giới đang có những biến động nhanh chóng, khó lường, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ.

Phát triển và mối liên hệ phổ biến là hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, nhưng chúng không tách rời nhau. Để nhận thức được bản chất và động lực phát triển của thế giới, V. I. Lê-nin yêu cầu: “Phải liên hệ, nối liền, kết hợp nguyên tắc chung về sự phát triển với nguyên tắc chung về sự thống nhất của thế giới, của giới tự nhiên, của vận động, của vật chất…”(1). Sự thống nhất này thể hiện “ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”(2). Một trong những biểu hiện của “tính vật chất” của thế giới là mối quan hệ hữu cơ của con người và xã hội với giới tự nhiên cùng những quy luật khách quan chi phối, như các mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế và chính trị, dân tộc và thời đại…

Quan điểm biện chứng duy vật về phát triển trong tác phẩm “Bút ký triết học” của V. I. Lê-nin là kim chỉ nam giúp Người hoạch định “Chính sách kinh tế mới” và chính sách đối ngoại “cùng tồn tại hòa bình” của chính quyền Xô viết non trẻ_Tranh: Tư liệu

Về mối liên hệ khăng khít giữa con người và xã hội với giới tự nhiên, V. I. Lê-nin đã viện dẫn quan niệm của Peri: “Cơ thể phù hợp với môi trường, nó phát triển lên từ trong môi trường và tác động vào môi trường”(3) và khẳng định: “Các đặc tính của môi trường địa lý quy định sự phát triển của lực lượng sản xuất; còn sự phát triển của lực lượng sản xuất thì quy định sự phát triển của các quan hệ kinh tế, và tiếp sau đó, của tất cả các quan hệ xã hội khác”(4).

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đã có nhiều đại dịch xảy ra như dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm khoảng 50 triệu người thiệt mạng. Với những hậu quả nặng nề mà loài người đang và sẽ tiếp tục phải gánh chịu, đại dịch COVID-19 thêm một lần nữa cảnh báo các quốc gia không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, cần phải nỗ lực chung tay bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu, bảo vệ sự đa dạng sinh học, cùng hợp tác thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững bởi vì các dân tộc đều cùng sống trên một hành tinh trái đất đang có sự biến đổi khí hậu cực đoan và khó lường.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) với mũi nhọn là AI đang thúc đẩy phát triển kinh tế số và toàn cầu hóa số như một hình thái mới của mối liên hệ và sự thống nhất của thế giới. “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”(5). Bằng cách thiết lập sự kết nối giữa tự nhiên và nhân tạo, các nghiên cứu và ứng dụng AI cho phép chế tạo máy móc giống các thực thể có tính tự nhiên và kỹ thuật như một kiểu thực hành tự nhiên (sinh học). Điều này không chỉ làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống con người mà còn đòi hỏi phải xây dựng một mô hình hoàn toàn mới về giáo dục - đào tạo để có thể tạo ra một lực lượng lao động có suy nghĩ và kỹ năng khác biệt, có thể hiểu về kỹ thuật, công nghệ từ nghiên cứu AI, microbiome đến sinh học tổng hợp và nhiều lĩnh vực khác…, có năng lực ứng dụng sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý và sản xuất(6), để theo V. I. Lê-nin, “tạo ra thế giới khách quan”(7). Đó là xã hội AI với chính phủ điện tử, các thành phố thông minh, nhà máy thông minh và các cánh đồng “vắng bóng người” nhưng năng suất cao và sản phẩm chất lượng, an toàn. Đó là một thế giới kết nối với tốc độ cao cùng với các cấu trúc mới về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên nền tảng những kết cấu hạ tầng số công nghệ cao cùng những chuỗi cung ứng thông minh toàn cầu…

Xu hướng này đang tạo ra những cơ hội mới cho các nước đi sau trong phát triển đuổi kịp và bền vững, đồng thời cũng làm gia tăng “khoảng cách công nghệ số” giữa các nước và giữa các nhóm xã hội trong một nước, kéo theo là sự bất bình đẳng mới trong đời sống quốc tế và trong xã hội. Tự động hóa sản xuất, dịch vụ và quản lý trong bối cảnh phát triển không đồng đều sẽ dẫn tới thất nghiệp, loại thải và nhu cầu tái đào tạo liên tục. Để giải quyết những vấn đề nảy sinh nan giải khác nhau trong thời đại kinh tế AI thì chính trị không chỉ là “sự phản ánh tập trung của kinh tế” mà, theo V. I. Lê-nin, “chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế” vì “không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất(8).

Xu hướng toàn cầu hóa số cùng những thách thức an ninh phi truyền thống khó lường như đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy các nước cần phải nỗ lực và nhất quán xây dựng các thiết chế chính trị và quản trị quốc gia tương ứng, trong đó có một số chuẩn mực chung như tính thượng tôn pháp luật, dân chủ thông minh, minh bạch và giải trình… thì mới có thể huy động và khuyến khích mọi tiềm năng đổi mới, sáng tạo của xã hội trong thời đại kinh tế AI. Liên hợp quốc cũng cần cải tổ theo hướng số hóa và dân chủ hóa nhằm kiến tạo trật tự pháp quyền, đa trung tâm, đa cấu trúc; đồng thời, yêu cầu các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền hợp pháp của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế - điều kiện tiên quyết cho hợp tác phát triển bền vững trong thế kỷ XXI

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

2 lượt xem
2 đáp án
49 phút trước