Trình bày khái quát bối cảnh quốc tế những năm 1929 - 1939 để làm rõ conđường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

2 câu trả lời

- Chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ những lý do khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau. Tại châu Âu, thế chiến thứ II là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Đức muốn xóa bỏ các điều ước trong Hòa ước Versailles và mong muốn lấy lại vị thế cường quốc, đồng thời phân chia lại lãnh thổ cũng như ảnh hưởng chính trị tại châu Âu. Sự phát triển của chủ nghĩa phát xít tại châu Âu và các lãnh tụ tại Đức, Ý có tham vọng vẽ lại bản đồ quốc gia cũng như bản đồ địa chính trị châu Âu và châu Phi, phân chia lại thuộc địa, chia lại thị trường. Trong khi đó, tình hình chính trị tại Trung Âu và Đông Âu không ổn định sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã cũng làm chiến tranh dễ xảy ra.

Tại Thái Bình Dương, ý định trở thành cường quốc số một của Đế quốc Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ sáp nhập Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) vào Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được. Tham vọng chiếm thuộc địa cuối cùng đã lôi cuốn Nhật Bản vào chiến tranh.

Tình hình châu Âu

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít

Cuộc Đại khủng hoảng trên quy mô toàn cầu vào năm 1929 khiến kinh tế trở nên tiêu điều, dân chúng các nước trở nên khốn khổ. Tại nhiều nước, người dân trở nên căm ghét chính phủ và các nhà tư bản, họ quay sang ủng hộ các tư tưởng cực đoan, đòi phát động chiến tranh để phân chia lại thuộc địa, chiếm thêm tài nguyên để giải quyết khó khăn trong nước. Trong bối cảnh đó, vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức, trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường các nước Tây Âu và Trung Âu.

Riêng tại Đức, Đảng Đức Quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền mạnh. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của người Đức, cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn.

Thủ lĩnh Đức Quốc xã, Adolf Hitler, đã trình bày tham vọng của mình ngay từ năm 1924, trong cuốn tự truyện Mein Kampf, cụ thể như sau:

Nước Đức sẽ trở thành "bá chủ của thế giới". Trước hết, phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếp của dân Đức". Sau khi đã tiêu diệt được Pháp, Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủ yếu là chiếm đất của nước Nga để giành lấy "không gian sinh tồn" (tức là mở rộng lãnh thổ và tài nguyên), nếu chiếm được nước Nga, nước Đức sẽ không còn bị bó hẹp trong lãnh thổ bé nhỏ hiện tại mà sẽ trở thành một đại quốc có lãnh thổ rộng bao la.

Về tính chất của nhà nước Quốc xã tương lai, Hitler nói rõ rằng sẽ không có cái trò "dân chủ ngu xuẩn" và rằng Đế quốc thứ Ba sẽ được đặt được một thể chế độc tài.

Hitler xem mọi đời sống như là sự tranh đấu trường kỳ và thế giới như là khu rừng, trong đó chủng tộc nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị. Đây là điều cốt lõi của tư tưởng Quốc xã về tính ưu việt của chủng tộc Aryan (người Đức). Và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt lên trên thì phải chà đạp những chủng tộc khác, đặc biệt là những chủng tộc mà Hiler xem là cỏ rác – đó là Do Thái và Slav (người Nga).

Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc xây dựng lại quân đội. Đức bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự. Trong khi đó, nhiều nhà tài phiệt Anh, Mỹ và phương Tây đã cung cấp tài chính cho Hitler vào những năm 1930 để ông ta có thể chi trả cho các hoạt động chính trị cũng như giúp Đức gây dựng nền công nghiệp quân sự (vấn đề mối quan hệ tài chính của Đức Quốc xã với các tập đoàn tư bản Mỹ được che giấu triệt để đã được nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Anthony Sutton làm rõ trong cuốn sách "Phố Wall và sự nổi lên của Hitler"[9]). Các tài liệu mới giải mật từ kho lưu trữ Hoa Kỳ cho thấy Thượng nghị sĩ Prescott Bush (cha của Tổng thống Mỹ thứ 41 và ông nội của Tổng thống Mỹ thứ 43) là một trong những nhà tài phiệt Mỹ đã tham gia giao dịch với các kiến ​​trúc sư tài chính của chủ nghĩa phát xít[10].

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
18 giờ trước