trình bày hoàn cảnh ra đời , nội dung, chủ yếu, ý nghĩa của chính sách kinh thế đối với nước nga sô viết? liên hệ chính sách kinh tế nước ta hiện nay? * Trả lời hết mới có điểm nha. Phải đúng

2 câu trả lời

Chính sách kinh tế mới

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.

+ Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích vào tháng 3-1921 quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

- Nội dung:

+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.

+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.

- ý nghĩa

+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị

+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán.

+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

+ Liên hệ: 

- Đảng và nhà nước  ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt nam trong thời kì đổi mới là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước

#ngthitraamy1656 Hoàn cảnh ra đời : Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nước Nga lâm vào cuộc một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trầm trọng. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. Sản lượng nông nghiệp năm 1920 so với trước chiến tranh chỉ bằng 1/2, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7. Nạn đói và dịch bệnh tràn lan. Tình hình chính trị không ổn định. Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh tế khiến nhân dân bất bình. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi. Để đưa đất nước thát khỏi khủng hoảng, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, tháng 3 - 1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời chiến sang chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I.Lê-nin đề ra. Nội dung chủ yếu : - Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. - Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga, Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. - Trong thương nghiệp và tiền tệ cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp mới. Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát. Ý nghĩa của chính sách : + Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích. Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế. + Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân vì vậy nó đã phát huy tác dụng, hiệu quả. + Mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trong đó có Việt Nam, đã tiếp thu tinh thần cơ bản của Chính sách Kinh tế mới, vận dụng phù hợp vào điều kiện đất nước. * Liên hệ: Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 Phê duyệt Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"