Trình bày hoàn cảnh, diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất?

2 câu trả lời

- Pháp bước đầu xây dựng bộ máy cai trị và tiến hành bóc lột nhân dân ta.

- Mục đích: biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Campuchia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Thái độ của triều đình Huế: Đối với Pháp tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.

- Đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

__________

- Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

 + Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp "hải phỉ", cho tên lái buôn Đuy- puy vào gây rối ở Hà Nội

 + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo quân ra Bắc Kì.

- Diễn biến:

 + Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.

 + Quân ta có 7.000 do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chống cự không nổi. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.

 + Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất

a) Chính trị

- Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

- Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến => khiến lòng dân li tán.

- Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết (ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,...) => hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.

b) Kinh tế: kiệt quệ.

c) Xã hội

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.

Di tích lịch sử Ô Quang Chưởng (Hà Nội)

- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh

- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.

- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận => Nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. 

- Trong bối cảnh đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất). 

* Nội dung Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất). 

- Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

- Bản Hiệp ước gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều Huế chính thức nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, chấp nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp.

=> Hiệp ước 1874 đã gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

chúc bn làm bài tốt !

bn cho mik 5* & huy chương nha cảm ơn 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

7 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước