Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.

2 câu trả lời

Thăng Long: là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân gian thì địa danh tên Nôm là “Kẻ Chợ” được dùng phổ biến nên thư tịch phương Tây hay dùng “Cachao” hay “Kecho” để gọi về Thăng Long - Hà Nội trước thế kỷ 19.
Thủ đô Hà Nội đã hơn nghìn năm tuổi, 1010 năm là quãng thời gian dài đằng đẵng cùng bao thăng trầm của lịch sử. Thật khó có thể có được một bức tranh tổng quát và hoàn mỹ về diện mạo kiến trúc cho hơn 10 thế kỷ qua. Bởi thiên tai, chiến tranh, thời gian đã vùi lấp quá nhiều. Song, những gì còn lại, dẫu ít ỏi và thậm chí đang mai một cũng có thể coi như một phác họa cơ bản nhất của di sản kiến trúc nghìn năm… để vẫn thấy nơi đây luôn tỏa sáng “một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nộii linh thiêng hào hoa”..
Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, thủ đô ngàn năm yêu dấu tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị - Sáng tạo.

- Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn bao quanh kinh thành Thăng Long.

- Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần hay còn gọi là Sự tích Hồ Gươm.
-Hoàng Diệu, tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày mùng 10 tháng Hai năm Kỷ Sửu (5-3-1829) tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả, họ Hoàng làng Xuân Đài gốc họ Mạc ở làng Huệ Trì (nay là thôn Lộc Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) di cư vào thôn Đông Bàn sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ bảy.
Vì dân trừ tệ
Thân phụ ông là Hoàng Văn Cự, làm hương chức, qua đời ở tuổi 54; thân mẫu là Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi. Suốt đời, bà tần tảo làm ruộng, chăn tằm, nuôi dạy các con thành tài. Ông bà sinh 11 người con, 8 trai và 3 gái. Trong đó, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, ba cử nhân và hai tú tài. Khoa thi hương tại tỉnh Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám 23 tuổi và Hoàng Kim Tích 20 tuổi cùng đậu cử nhân. Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ thấy bài văn của hai anh em có điểm giống nhau nên ngờ vực bèn tấu trình lên vua. Vua Tự Đức cho phúc hạch, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần chánh. Sau khi xét duyệt, vua Tự Đức phê rằng: “Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự”, nghĩa là Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn nhân tài, anh em đồng khoa là việc tốt đẹp.

“Trăm miền về đây về đây hội tụ
Ngàn năm về đây về đây hội ngộ
Khí phách cha ông hồn thiêng sông núi
Khát vọng bao đời gửi gắm đó Thăng Long…”

Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân gian thì địa danh tên Nôm là “Kẻ Chợ” được dùng phổ biến nên thư tịch phương Tây hay dùng “Cachao” hay “Kecho” để gọi về Thăng Long - Hà Nội trước thế kỷ 19.h
Thủ đô Hà Nội đã hơn nghìn năm tuổi, 1010 năm là quãng thời gian dài đằng đẵng cùng bao thăng trầm của lịch sử. Thật khó có thể có được một bức tranh tổng quát và hoàn mỹ về diện mạo kiến trúc cho hơn 10 thế kỷ qua. Bởi thiên tai, chiến tranh, thời gian đã vùi lấp quá nhiều. Song, những gì còn lại, dẫu ít ỏi và thậm chí đang mai một cũng có thể coi như một phác họa cơ bản nhất của di sản kiến trúc nghìn năm… để vẫn thấy nơi đây luôn tỏa sáng “một Thăng Long - Đông Đô - Hà Nộii linh thiêng hào hoa”..
Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, thủ đô ngàn năm yêu dấu tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị - Sáng tạo.

- Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn bao quanh kinh thành Thăng Long.

- Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần hay còn gọi là Sự tích Hồ Gươm.
-Hoàng Diệu, tên chữ là Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày mùng 10 tháng Hai năm Kỷ Sửu (5-3-1829) tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả, họ Hoàng làng Xuân Đài gốc họ Mạc ở làng Huệ Trì (nay là thôn Lộc Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) di cư vào thôn Đông Bàn sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ bảy.

Vì dân trừ tệ

Thân phụ ông là Hoàng Văn Cự, làm hương chức, qua đời ở tuổi 54; thân mẫu là Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi. Suốt đời, bà tần tảo làm ruộng, chăn tằm, nuôi dạy các con thành tài. Ông bà sinh 11 người con, 8 trai và 3 gái. Trong đó, 6 người đỗ đạt: một phó bảng, ba cử nhân và hai tú tài. Khoa thi hương tại tỉnh Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám 23 tuổi và Hoàng Kim Tích 20 tuổi cùng đậu cử nhân. Bấy giờ, chánh chủ khảo - Tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ thấy bài văn của hai anh em có điểm giống nhau nên ngờ vực bèn tấu trình lên vua. Vua Tự Đức cho phúc hạch, mỗi người ngồi một phòng ở tả vu và hữu vu điện Cần chánh. Sau khi xét duyệt, vua Tự Đức phê rằng: “Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự”, nghĩa là Sự hành văn là việc chung, cốt để chọn nhân tài, anh em đồng khoa là việc tốt đẹp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm