Trình bày cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam giai đoạn 1945-1946, phân tích sự linh hoạt trong quá trình xây dựng thể chế nhà nước theo tình hình thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp

2 câu trả lời


Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội. Để có thể giải quyết được các vấn đề trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này. Do vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ Nhân dân.

Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này, chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.

- Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.

- Tính vượt trội: Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.

$#TopOne$

Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mới thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy vai trò vô cùng quan trọng của mặt trận Ngoại giao. Đồng thời Người cũng nhìn nhận chính xác thánh thức to lớn mà nền Ngoại giao non trẻ phải đối mặt vào thời điểm năm 1945. Do vậy, Người đã đích thân lãnh trách nhiệm Bộ trưởng bộ Ngoại giao đầu tiên. Dưới ách áp bức bóc lột “hai tròng” của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật, dân ta đói dốt, tình hình xã hội rối ren, Chính phủ mới chỉ nắm một quốc khố trống rỗng. Nạn ngoại xâm và nội phản lăm le đạp đổ thành quả cách mạng. Thực tế đất nước khó khăn như vậy phản chiếu qua lăng kính chủ quan của những nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ cộng hòa như thế nào rồi mới đến được những chính sách đối ngoại hợp lý. Bác và các vị lãnh đạo trong Chính phủ biết rằng vào thời điểm này không thể lấy sức mạnh quân sự mà chống giặc, mà vũ khí hiệu quả nhất của chúng ta không gì khác chính là vũ khí Ngoại giao. Với mục đích cao nhất trong giai đoạn này là bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước và sự tồn tại của Nhà nước non trẻ, Bác cùng Chính phủ đã đề ra chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo để phân hóa kẻ thù, đồng thời kéo dài thời gian hòa bình để toàn dân tộc củng cố lực lượng chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống Pháp khó tránh khỏi. Bài tiểu luận của chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những khó khăn, thử thách mà Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa non trẻ phải đối mặt trong giai đoạn mới thành lập, từ đó đi đến lý giải vì sao lại có những chính sách đối ngoại giai đoạn 1945-1946. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của nhận thức lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc quyết định chính sách đối ngoại giai đoạn này.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm