trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận tế bào động vật hay người , mô là gì ? có mấy loại mô? nêu đặc điểm mỗi loại
2 câu trả lời
Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; canxi, phốtpho và chất cốt giao trong xương.
Trong cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính:
Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau.
Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng (máu và bạch huyết)
Mô liên kết cơ học (mô sụn và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Có 3 loại mô cơ:
Mô cơ trơn: có hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,...
Mô cơ vân (cơ xương): tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
Mô cơ tim: tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động.
Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.
Giải thích các bước giải:
1, Cấu tạo chức năng của các bộ phận tế bào: ảnh
2,
- Có 4 loại mô:
+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải
+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Mô cơ trơn.
Mô cơ vân (cơ xương).
Mô cơ tim.
Chức năng co giãn tạo nên sự vận động
+ Mô liên kết:
có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.