Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?
2 câu trả lời
Nguyên nhân
Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn (1841-1862).
Theo sử liệu thì nguyên nhân triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp ước là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long[4].
Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn[5].
Diễn biến
Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì:
Giữa lúc quân Pháp không ngờ nhất, thì thiếu tá Simon đang công tác ở ngoài khơi Trung Kỳ trở về Sài Gòn báo tin là vua Tự Đức vừa đề nghị mở cuộc giảng hòa[6]. Tháng 4 năm Nhâm Tuất, đô đốc Bonard liền phái Simon mang chiến hạm Forbin có bố trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa Thuận An (Huế), để đưa ra ba yêu sách là: Gửi sứ thần có thẩm quyền quyết định vào Gia Định, bồi thường chiến phí và phải nạp trước 100.000 Franc để đảm bảo thiện chí cầu hòa.
Theo G. Taboulet[7] thì tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế vào ngày 28 tháng 5 năm 1862, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 6 năm 1862, qua ngày 5 tháng 6 năm 1862 (9 tháng 5 âm lịch năm Nhâm Tuất) thì hai bên ký bản hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu ở bến Sài Gòn.
Ký hòa ước xong, triều đình sai ông Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, ông Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định.
Tháng 2 năm Quý Hợi (1863), thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca ra Huế gặp vua Tự Đức để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Xong rồi thiếu tướng Bonard về Pháp nghỉ, Chuẩn đô đốc La Grandière sang thay.
Bấy giờ nước Tây Ban Nha cũng nhường quyền lấy đất làm thuộc địa cho nước Pháp, chỉ nhận tiền binh phí và quyền được cho giáo sĩ đi giảng đạo mà thôi.
Hiệp ước Nhâm Tuất tồn tại cho đến ngày 15 tháng 03 năm 1874, thì bị thay thế bằng Hoà ước Giáp Tuất 1874, theo chiều hướng có lợi cho Pháp hơn nữa.
Ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos.
vote5 cảm ơn tlhn nha
chúc bn hc tốt