Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. a) Xác định 2 kim loại A, B b) Cho 18,6 gam hỗn hợp R gồm A và B vào 500 ml dung dịch HCl xM. Khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn. Nếu cũng cho 18,6 gam hỗn hợp R vào 800ml dung dịch HCl trên, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì được 39,9 gam chất rắn. Tính khối lượng của A, B trong R và tính x. →b thôi ạ vote 5* và ctlhn

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

a/.

Tổng các hạt (p, n, e) trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177

⇔ $(p_A+e_A+n_A)+(p_B+e_B+n_B)=177$

Mà $p_A=e_A$; $p_B=e_B$

⇒ $(2p_A+n_A)+(2p_B+n_B)=177$          (1)

Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47.

⇔ $(p_A+e_A-n_A)+(p_B+e_B-n_B)=47$

⇒ $(2p_A-n_A)+(2p_B-n_B)=47$          (2)

Lấy (1) + (2), ta có:

$4p_A+4p_B=224$                             (3)

Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8.

⇔ $(p_B+e_B)-(p_A+e_A)=8$

⇒ $2p_B-2p_A=8$          (4)

Từ (3) và (4) ⇒ $p_A=30$; $p_B=26$

⇒ $Z_A=p_A=e_A=30$ ⇒ $A$ là $Kẽm:KHHH:Zn$

⇒ $Z_B=p_B=e_B=30$ ⇒ $B$ là $Sắt:KHHH:Fe$

b/. 

Ta thấykhối lượng chất rắn (muối) ở 2 trường hợp là khác nhau, nên:

** Ở trường hợp 1: $500ml$ $HCl$ ⇒ Lượng $HCl$ hết, lượng kim loại dư

** Ở trường hợp 2: $800ml$ $HCl$ ⇒ Lượng $HCl$ dư, lượng kim loại hết

⇒ Tính theo trường hợp 2 để tìm khối lượng 2 kim loại:

Đổi:

$500ml=0,5 lít$

$800ml=0,8 lít$

Gọi $x$ là số mol của $Zn$; $y$ là số mol của $Fe$ trong hỗn hợp

PTHH:
$Zn+2HCl→ZnCl_2+H_2↑$           (1)

x             2x            x              x    (mol)

$Fe+2HCl→FeCl_2+H_2↑$           (2)

y             2y            y              y    (mol)

Theo phương trình, ta có:

$n_{Zn}=n_{ZnCl_2}=x(mol)$

$n_{Fe}=n_{FeCl_2}=y(mol)$

⇒ $n_{Zn}+n_{Fe}=n_{ZnCl_2}+n_{FeCL_2}$

⇔ $65x+56y=18,6$              (*)

⇔ $136x+127y=39,9$          (**)   

Từ (*) và (**) ⇒ $x=0,2$; $y=0,1$

$m_{Zn}=0,2.65=13g$

$m_{Fe}=0,1.56=5,6g$

---------------------------

Để tính nồng độ mol của $HCl$, ta tính theo trường hợp 1:

Ta có:

$n_{HCl}=V.CM=0,5.x(mol)$

Theo phương trình, ta có:

$n_H=$ `1/2` $.n{HCl}=$ `1/2` $.0,5.x=0,25.x(mol)

Bảo toàn khối lượng, ta có:

$m_{hỗn hợp R}+m_{HCl}=m_{muối}+m_{H_2}$

⇔ $18,6+0,5x.36,5=34,575+2.0,25x$

⇔ $18,75x=15,975$

⇒ $x=$ `(15,975)/(18,75)` $≈0,85M$

Đáp án:

 a) Hai kim loại A và B lần lượt là Fe và Zn

b) 

Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2

Ta thấy lượng axit ở TN 1 nếu dư thì lượng muối ở hai thí nghiệm đều bằng nhau

Mà ở đây lượng muối ở TN2 lớn hơn TN1 nên chứng tỏ axit hết 

Ta có: nHCl=0,5x -->nH2=0,25x 

BTKL: 18,6 + 36,5.0,5x=34,575 + 0,5x 

--> x=0,9 

Xét đến TN2:

Nếu axit hết -->m rắn sau pứ=18,6+ 35,5.0,9.0,8=27,42 < 39,9 --> Axit dư

Gọi số mol của Fe và Zn lần lượt là a và b (mol)

Ta có hệ:

56a+65b=18,6

127a+136b=39,9 

-->a=0,1 và b=0,2 

-->mFe=5,6g và mZn=13g

Giải thích các bước giải:

 Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm