tóm tắt văn bản tuổi thơ tôi bằng sơ đồ giống như bài thánh gióng

1 câu trả lời

Tác giả tác phẩm Tuổi thơ tôi - Ngữ văn lớp 6I. Tác giả

- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)

- Quê quán: Làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thường viết về đề tài tuổi thơ, tuổi mới lớn, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự của các bạn trẻ.

+ Lối viết văn của Nguyễn Nhật Anh hồn nhiên, trong sáng. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc.

- Tác phẩm chính:

 Bộ truyện: Kính vạn hoa (1995–2010), Chuyện xứ Lang Biang (2004–2006)

Tiểu thuyết: Cô gái đến từ hôm qua (1989) / Hạ đỏ (1991)/ Tôi là Bêtô (2007)/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)/ Lá nằm trong lá (2011)

Truyện ngắn : Cú phạt đền (1985) Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thơ: Thành phố tháng tư (1984) Đầu xuân ra sông giặt áo (1986)

Phim chuyển thể: Kính vạn hoa (2004–2006)/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015)

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ: in trong tập Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ I.

5. Tóm tắt: 

Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

6. Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.

Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”:  Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.

Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn 

7. Giá trị nội dung:

- Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người

- Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người 

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ

- Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Kỉ niệm ngày thơ ấu của nhân vật tôi

- Nhân vật tôi, ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu vọng ra tự nhiên thấy lòng buồn man mác nhớ về tuổi thơ.

- Tuổi thơ của nhân vật tôi lúc nào cũng lũi cũi khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu.

- Nhớ tới trò chơi đá dế quen thuộc của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào.

2. Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa

* Nhân vật Lợi:

- Nổi tiếng là thu vén, ai nhờ gì nó cũng làm nhưng phải trả công đàng hoàng. Ra giá nghiêm chỉnh, chép bài hai viên bi, giữ dép một viên 🡪 Lợi làm giàu từ cách đó.

- Từ hôm tình cờ bắt được chú dế lửa ai đổi gì Lợi cũng không đổi 🡪 Rất tự tin và hãnh diễn về chú dế dũng mãnh của mình.

- Trong lớp không ai đổi được, nên đâm ra ghét nó, đứa nào cũng muốn làm lợi bẽ mặt ít nhất một lần

* Chú dế lửa

- Ngoại hình: Có màu đỏ, nhỏ con, hàm răng rất khỏe 

- Tính cách: Khỏe mạnh, lì đòn, hiếu chiến 

- Đặc điểm: Rất khó để kiếm được dế lửa, thi thoảng mới xuất hiện một con.

3. Câu chuyện đáng buồn

- Vì trò nghịch ngợm của bảo nên Lợi bị thầy Phu thu mất chú dế lửa.

- Không may chiếc cặp sách của thầy Phu đã đề xẹp lép hộp diêm của Lợi.

- Lợi khóc, cặp mắt đỏ hoe nước mắt nước mũi chảy thành dòng 🡪 Tất cả ai cũng thấy thương xót vô cùng cho Lợi và chú dế mạnh mẽ đó.

- Chúng tôi đào mộ chôn chú Dế lửa, đám tang dế lửa ai cũng có mặt. Thầy Phu cũng đến thầy còn làm vòng hoa tim tím đặt trên mộ chú Dế và gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới Lợi.