Tóm tắt lịch sử hình thành của Hà Nội

2 câu trả lời

Khi Việt Nam giành được độc lập, Hà Nội lúc đó trở thành thủ đô của Đại Việt từ thế kỷ thứ 11, với tên gọi Thăng Long (có nghĩa là “rồng bay lên”), sau khi Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô năm 1010. Thăng Long là thủ đô cho đến năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa (tức Tây Đô). Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương – TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd – tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô” (Cương mục – Tập 2, H 1998, tr 700).
Năm 1408, nước Đại Ngu của cha con họ Hồ bị quân đội của nhà Minh xâm chiếm và Đông Đô bị người Minh đổi tên thành Đông Quan.

Năm 1428, sau khi quân đội của Lê Lợi giải phóng đất nước thì Đông Quan được đổi tên thành Đông Kinh – tên gọi này người châu Âu phiên âm thành Tonkin. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau: “Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi – TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh” (Toàn thư – Sđd. Tập 2, tr 293).
Thời Tây Sơn, vì kinh đô đóng ở Phú Xuân thành còn có tên là Bắc Thành.

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ “Long” biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ “Long” là “rồng” (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại rộng quá.

Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội: tỉnh nằm trong (nội) hai con sông (hà) là sông Hồng và sông Đáy. Khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tên Hán-Việt của Hà Nội Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Năm 1873, người Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội và 10 năm sau thì chiếm toàn bộ. Từ năm 1887, Hà Nội trở thành thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.

Năm 1940, thành phố bị phát xít Nhật xâm chiếm và đến năm 1945 Hà Nội được giải phóng và là nơi đặt các cơ quan của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầu và đường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Trong thời gian này Hà Nội được xưng tụng là “Thủ đô của phẩm giá con người”. Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.

II/ Hà nội hiện nay

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.[6] Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước…

– Kinh tế phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá

Trong 10 năm qua, kinh tế Thủ đô phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, không gian kinh tế được mở rộng, phát triển. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 10 năm (2008-2018) tăng gần 2 lần (năm 2017 đạt 519.568 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 86 triệu đồng (3.910 USD/người), gấp 2,3 lần so với năm 2008 (1.697 USD).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Lĩnh vực công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 8,61%/năm; doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2008. Ngành xây dựng phục hồi, giá trị tăng thêm đạt trung bình 7,18%/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp năm 2017 đạt 239 triệu đồng, gầp gần 2 lần năm 2008.

Một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục phát triển như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin và truyền thông, du lịch – dịch vụ… Lĩnh vực thương mại tiếp tục được chú trọng phát triển, năm 2017, kim ngạnh xuất khẩu đạt 11,78 tỷ USD, gấp 1,7 lần năm 2008. Ngành du lịch phát triển nhanh, khách quốc tế tăng từ 1,3 triệu lượt năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt năm 2017 (tăng 3,8 lần). Hà Nội nằm trong top 10 thành phố có tốc độ tăng trưởng du lịch nhaanh nhất thế giới.

Bên cạnh đó, thu, chi ngân sách luôn bảo đảm theo dự toán trung ương và HĐND thành phố giao; môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục 5 năm liền kể từ năm 2012 (năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố và cao nhất từ trước tới nay). Hà Nội nằm trong tốp 10 thành phố năng động nhất thế giới.

– Công tác quy hoạch, quản lý đô thị được quan tâm đầu tư

Công tác quy hoạch, phát triển không gian, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng. Nhiều khu đô thị mới khang trang đã và đang hình thành; nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư.

Quản lý đô thị, bảo vệ môi trường được tăng cường với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả như: trồng 1 triệu cây xanh, cấp nước sạch nông thôn, cải tạo sông hồ…

Nhờ đó, quy mô và diện mạo đô thị của thành phố đã được mở rộng, thay đổi nhanh chóng theo hướng hiện đại, văn minh.

– Đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết năm 2017, đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; toàn thành phố có 294/386 xã (chiếm 76,2%) đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, khởi sắc rõ rệt.Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, diện mạo nông thôn đổi mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người (gấp 3 lần so với năm 2008).

– Văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế đạt được nhiều kết quả quan trọng

Theo đó, lĩnh vực văn hóa tiếp tục phát triển. Giá trị văn hóa truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp ngày càng được duy trì và phát huy; Giáo dục và đào tạo được đổi mới, giữ vững lá cờ đầu của cả nước. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt trên 60%; Khoa học-công nghệ tiếp tục được chú trọng; Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị được đưa vào sử dụng.

Các vấn đề về an sinh xã hội được tập trung giải quyết hiệu quả; Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,69% theo chuẩn mới. Công tác phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Năm 2017 trên địa bàn thành phố không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn.

– An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung chỉ đạo ngay từ những ngày đầu hợp nhất; bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn; giải quyết kịp thời các tình huống phức tạp; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm…

Chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang Thủ đô không ngừng được nâng lên. Năm 2011, lượng vũ trang Thủ đô đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

Công tác đối ngoại, hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, ngày càng nâng cao được vị thế, vai trò của Thủ đô trong nước, khu vực và quốc tế.

– Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố

Sau 10 năm hợp nhất, hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, hoạt động có nhiều chuyển biến tích cực. Hà Nội đi đầu, gương mẫu, thực hiện nghiêm, có nhiều đổi mới, sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của trung ương.

Năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được tăng cường. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của UBND các cấp có nhiều đổi mới theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”, cải cách hành chính được coi là khâu đột phá để cải thiện môi trường đầu tư. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được tập trung chỉ đạo…

III/ Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội

– Quận

Ba Đình

Bắc Từ Liêm

Cầu Giấy

Đống Đa

Hà Đông

Hai Bà Trưng

Hoàn Kiếm

Hoàng Mai

Long Biên

Nam Từ Liêm

Tây Hồ

Thanh Xuân

– Thị xã

Sơn Tây

– Huyện

Ba Vì

Chương Mỹ

Đan Phượng

Đông Anh

Gia Lâm

Sóc Sơn

Thạch Thất

Thanh Oai

Thanh Trì

Thường Tín

Ứng Hòa

Hoài Đức

Mê Linh

Mỹ Đức

Phú Xuyên

Phúc Thọ

Quốc Oai

IV/ Diện tích tự nhiên của Hà Nội

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

V/ Khí hậu – Thời tiết:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường của khí hậu – thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa đông giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC. Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.

 

Người sáng lập Thăng Long là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) cũng là người khai sinh triều đại Lý huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Ông là một nhà chính trị, một nhà quấn sự, một nhà văn hoá lớn.

Lên ngôi ở Hoa Lư (Ninh Bình), thấy vùng đất này không thuận cho việc phát triển thế nước đi lên, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng) có rồng vàng hiện ra, thấy điềm lành, vua Lý cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên) – nay là Hà Nội.

Chiểu dời đô của vua Lý Thái Tổ nối rõ mục đích dời đô là:”đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời saun. Nơi co đủ điều kĩện để thực hiện mục đích đổ chính là Thăng Long: “Ở trung tảm bờ cõi dát nước, dược cái thế rồng cuộn, hổ ngồit vị trí ỏ giữa bốn phương Đông, Tấy, Nam, Bắc tiện hình thế núi sông sau trước. Ở dó địa thế rộng mà bàng phàngy vùng đát cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rát phong phú tốt tươi. Xem khảp nước Việt ta,f chỗ áy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhát của đé vương muôn dời”.

Tại Kinh thành Thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài,  cung điện, đền chùa và thành luỹ bảo vệ. Từ đố, Thăng Long với  hình ảnh Rồng bay lên đẹp đẽ và tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, mở đàu một giai đoạn phát triển lớn của đất nước. Cũng vì ý nghỉa đố, Lý Thái Tổ đặt quốc hiệu là Đại Việt. Trước đố, thế kỷ m (trước công nguyôn) Thục Phán dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương cũng dời đô từ miền trung du về miền Cổ Loa. Ngày nay tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, vẫn còn di tích vòng thành Cổ Loa xây đáp cách đây 23 thế kỷ.

Nhỉn vào lịch sử thăng trầm của đất nước càng thấy được vị thế của đất Thăng Long so với các vùng khác trong nước là không đâu bằng. Triều đại Lý mở đầu, định đô ở Thăng Long đã chiến tháng hoàn toàn quân xâm lược Tống (xâm lược nước ta lần thứ hai). Tháng 3-1077 Lý Thường Kiệt người con sính ra ở Thăng Long, người anh hùng dân tộc đã biết kết hợp tài tình giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, lập nên chiến thắng cố giá trị đè bẹp mộng tưởng xâm lược nước ta của vua quan nhà Tống. Từ sau chiến thắng đố, suốt 200 năm sau, nhà Tống không dám đụng chạm đến nước ta.

Nhà Trần

Nhà Lý suy vong. Triều Trần thành lập. Vua Trần Thái lồng lên ngôi năm 1226, vẫn đống đô ở Thăng Long. Kinh thành Thăng Long được mở rộng hơn trước, khu vực cư trú của nhân dân được chia thành 61 phường.

Triều đại nhà Trần đã lập nên chiến công hiển hách: ba làn chiến tháng những đạo quân xâm lược khét tiếng của đế quốc Nguyên Mông tràn sang nước ta trong vòng 30 năm (1258 – 1288). Tại kinh thành Thăng Long, đầu năm 1285 khi giặc Nguyên đang ào ào áp sát biên giới nước ta, vua Trần Nhân Tồng triệu tập hội nghị Diên Hồng. Các cụ phụ lão những đại biểu có uy tín của nhân dân cả nước được nhà vua mời về kinh thành để hỏi kế đánh giặc. Tiếng hô đồng thanh đánh! vang lên từ hội nghị Diên Hồng lại một lần nữa khẳng định đất thiêng Thăng Long là nơi qui tụ khí phách anh hùng dân tộc.

Nhà Trần suy vong. Nàm 1400 Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra triều Hồ và cho xây dựng kinh đô mới ở vùng An Tồn (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) gọi là Tây Đô (nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ). Thời kỳ này Thăng Long gọi là Đông Đô.

Lợi dụng sự suy yếu của các vương triều nước ta, cuối năm 1406, nhà Minh huy động tới 20 vạn quân gồm bộ binh và kỵ binh vượt biên giới phía bắc vào xâm lược nước ta. Nhà Hồ chống đỡ với quân xâm lược không được bao lâu thì cha con Hồ Quí Ly bị giặc bắt đưa về giết ở Trung Quốc. Nãm 1407 giặc Minh chiếm Kinh thành Thàng Long, đổi tên là Đông Quan.

Nhà Lê

Lê Lợi khởi nghỉa ở Lam Sơn (Thanh Hoá), sau 10 năm chiến đấu đã đánh đuổi toàn bộ quân Minh ra khỏi bờ cõi, giải phống kinh thành Đông Quan và sau đổ đổi tên là Đông Kinh.

Tới triều Mạc, kinh thành trở lại tên gọi Thăng Long (1527).

Thời Lê – Trịnh (1533 – 1786) Thăng Long gồm hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức thuộc phủ Phụng Thiên.

Nhà Nguyễn

Năm 1802 Gia Long lập triều Nguyễn, đổng đô ở Phú Xuyên (Huế). Thãng Long vẫn là thủ phủ của 11 trấn Bắc Thành, nhưng chữ Long là Rồng được đổi thành chữ Long là Thịnh.

Năm 1831 Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội bao gồm .thành Thăng Long và một số vùng lân cận. Tền gọi Hà Nội cố từ đđ.

Năm 1858 triều đình Nguyễn bán nước, dâng Hà Nội cho Pháp. Thủ đô trở thành một thành phố thuộc Pháp suốt hơn nửa thế kỷ và vẫn mang tên là Hà Nội.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2- 9-1945 tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với thế giới khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hà Nội trở lại vị trí thủ đô của một nước độc lập.

Thực dân Pháp tiếp tục dã tâm xâm lược nước ta. Dưởi sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta lại trường kỳ kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm (1946 – 1954) và kết thúc thắng lợi bàng chiến dịch Điện Biên Phủ toàn tháng ngày 7- 5-1954.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm