Tóm tắt cốt truyện của các truyền thuyết sau: -Thánh Gióng -Sơn Tinh, Thủy Tinh

2 câu trả lời

Thánh Gióng:

 Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng già chăm chỉ làm ăn. Nhưng hai vợ chồng tuổi cao nhưng vẫn chưa có đứa con nào. Đến một hôm người vợ ra đồng thì thấy một vêt bàn chân to, bà thấy thế thì bà ướm thử. Và bất ngờ thay người vợ đã thụ thai,12 tháng sau thì Thánh Gióng được ra đời. Nhưng khi lên ba thì Thánh Gióng vẫn chưa biết nói, không biết cười, không biết đi. Lúc đấy có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Do giặc quá mạng nên nhà vua lo, cử sứ giả đi tìm người tài trong đất nước. Thánh Gióng nghe thấy thế thì bảo mẹ mời sứ giả vào và nói với sứ giả về bảo với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, để đánh giặc. Sứ giả thấy thế thì chạy thật nhanh về báo với nhà vua, nhà vua nghe xong thì bảo với thợ làm ngay những điều Thánh Gió ng dặn. Hôm sau sứ giả gặp Thánh Gióng thì cậu lớn nhanh như thổi, cơm ăn không đủ, áo vừa mặc đã đứt chỉ, hai vợ chồng làm bao nhiêu cũng không đủ, Nhờ bà con giúp đỡ thì bà con vui vẻ giúp đỡ vì mong chú bé đánh thắng giặc. Khi giặc dã đến chân núi Trâu. cần gấp rút để đánh giạc, ai ai cũng hốt. Đúng lúc đó thì sứ giả cũng mang đủ thứ mà Thánh Gióng yêu cầu. Cậu đứng dậy, vươn vai một cái thì đã thành một tráng sĩ cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Cậu vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy tiếng thì phun lửa, phi thẳng đến chỗ giặc. Đánh một hồi thì cái roi sắt gẫy, cậu nhổ luôn mấy cây tre gần đó và đánh giặc. Sau một hồi thì cậu cũng thắng, rồi cậu lên đỉnh núi, cới áo giáp sắt, cùng ngựa bay lên trời. Để đền ơn thì nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê.

Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Ngày xưa, đời vua hùng thứ 18, nhà vua có một người cô gái xinh đẹp tên Mị Nương, cô được người cha yêu thương hết mực. Cô gái đến tuổi gả chồng, nhà vua muốn chọn cho con của mình một người xứng đáng để gả. Ở đó có rất nhiều người cũng trai cháng cúng muốn đến để lấy cô về làm vợ. Sau một hồi ngắm nghía thì nhà vua cũng vừa mắt với hai người đàn ông đó là Sơn tinh, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò ma, ma tới. Người còn lại là Sơn Tinh hô mưa thì mưa tới, gọi gió thì gió đến. Do cả hai người đều tài giỏi nển nhà vua không biết gả cho ai nên ra một cuộc thi là ngày mai ai mang đến đồ sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải có một đôi tới thì nhà vua gả con gái cho người đấy. Hôm sau, tròi vùa hửng sáng thì Sơn Tinh đă mang đủ sính lễ tới trước nên được gả con gái. Thủy Tinh tới sau nên không được gả con gái nên tức muốn đòi Mị Nương cho bằng được. Thủy Tinh hô mưa rồi gọi gió làm rung chuyển trời đất, khiến cho nước biển cuồn cuộn dâng lên để đánh Sơn Tinh. Nước dâng cao làm cho nhà cửa, đồng, lúa ngập, Sau đó giông tố cứ mỗi lúc lại càng dữ dội hơn, nước cũng càng dâng cao hơn nữa, đám thủy quái thì cứ đông lên chúng rầm rộ làm theo tất cả mệnh lệnh của Thủy Tinh. Tất cả cư dân của nước Văn Lang lúc bấy giờ đều chung sức và chung lòng ra tay để giúp đỡ cho Sơn Tinh. Hơn nữa thần trống đồng thiêng liêng cũng hiện về để giục giã, cổ vũ cho mọi người ra trận mà tiêu diệt đám thủy quái hung bạo kia, đồng thời chống cả lũ lụt dữ dội. Những người nào khỏe mạnh thì đi đào đất để đắp thành đê. Chính vì thế mà ra đời những con đê dùng để chống lụt hiện nay của người Việt ta. Những đoạn đê dựng lên ngày càng cao hơn, chắc hơn, ngăn chia rồi chặn đứng được tất cả sự phá phách khủng khiếp của lũ lụt.

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Vua Hùng Vương thứ 18 có một nàng công chúa tên là Mị Nương, nàng đẹp như hoa như phấn, tính tình thì hiền dịu nết na. Khi Mị Nương đến tuổi lấy chồng, vua Hùng muốn kén một chàng rể thật tài giỏi, nhưng mãi chưa có một ai xứng đáng với con gái của mình.

Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau,và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người tên là Sơn Tinh là chúa của vùng rừng núi cao, thần có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Còn người thứ hai tên là Thủy tinh là chúa vùng biển cả, thần có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…Vua Hùng không biết chọn ai, ngẫm nghĩ một hồi lâu, vua bèn ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sáng hôm sau, mới tinh mơ, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và cưới được Mị Nương, thần đưa nàng về núi cao. Còn Thủy Tinh đến sau, nên không cưới được công chúa, tức giận bèn hô mưa, gọi gió, tạo ra giông bão, dâng nước lên cao để nhấn chìm Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Lúc đó, cả một vùng Phong Châu như chìm trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề sợ sệt, thần dung phép dời núi, bốc đồi, đắp thành lũy để ngăn chặn dòng lũ đang đang cao. Hai bên đánh nhau suốt ngày đêm. Vùng núi Tản Viên, Sông Đà lúc đó như trở thành một chiến trường khóc liệt, cấy cối đất đá đổ vỡ khắp nơi, xác các sinh vật biển chết thả đầy sông. Cuối cùng Thủy Tinh không đánh lại được đành chịu thua.

Nhưng oán hận thù sâu trong lòng Thủy Tinh vẫn không khôn nguôi, hang năm cứ đến tháng 7 tháng 8, Thủy Tinh lại đánh Sơn Tinh, vẫn làm mưa, làm gió, gây bão để rửa hận.

Thánh Gióng

ào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Nếu hay cho mình 5 sao nhé 

thank you :)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: - Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè? - Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […] (Trích Yết Kiêu, theo Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, tập một, Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục, 2000, tr.541) Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước? Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào? “Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”. Câu 4. “Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới” a. Xác định các cụm động từ trong câu trên. b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì? Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

4 lượt xem
1 đáp án
12 giờ trước