“Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.” Câu 1: (1,5đ) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 8, của ai? Cho biết nội dung chính của đoạn trích. Câu 2: (0.5đ) Xác định PTBĐ chính trong đoạn trích? Câu 3 (0.5đ) Phân tích cấu trúc và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.” Câu 4 (1.0đ) Chỉ ra các từ tượng hình trong đoạn trích và nêu tác dụng của chúng.

2 câu trả lời

Câu 1 :

- "Lão Hạc" - tác giả : Nam Cao

- Nội dung : Cái chết đau đớn , dữ dội , thương tâm của lão Hạc

Câu 2 : Miêu tả

Câu 3 : “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.”

- Chủ ngữ 1 : "Hai người"

- Vị ngữ 1 : "giằng co nhau, du đẩy nhau"

- Chủ ngữ 2 : "ai nấy"

- Vị ngữ 2 : "đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.”

=> Mối quan hệ : tiếp nối

Câu 4 :

Từ tượng hình : xồng xộc 

-> Diễn tả tâm trạng bất ngờ xen lo lắng của ông Giáo.

Từ tượng hình : xộc xệch , vật vã , rũ rượi , sòng sọc

-> Tác dụng : Khiến người đọc tưởng tượng được cái chết kinh hoàng ,vô cùng đau đớn , khổ sở , dữ dội của lão Hạc.

“Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.”

$\\$

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 8, của ai? Cho biết nội dung chính của đoạn trích.

`@` Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Lão Hạc.

`@` Tác giả: Nam Cao. 

`@` Nội dung: Miêu tả cái chết thương tâm, dự dội của Lão Hạc trên giường.

$\\$

Câu 2: Xác định PTBĐ chính trong đoạn trích?

`@` Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, miêu tả.

$\\$

Câu 3: Phân tích cấu trúc và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:

“Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.”

$\Rightarrow$ Phân tích cấu trúc: 

`@` Chủ Ngữ 1: Hai người

`@` Vị Ngữ 1: giằng co nhau, du đẩy nhau,

`@` Chủ Ngữ 2: ai nấy

`@` Vị Ngữ 2: đều buông gậy ra, áp vào vật nhau

`to` Quan hệ từ: ''rồi''

$\Rightarrow$ Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa: Tiếp nối.

$\\$

Câu 4: Chỉ ra các từ tượng hình trong đoạn trích và nêu tác dụng của chúng.

`@` Từ tượng hình: xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

`to` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh cái chết đau đớn và dữ dội vô cùng của Lão Hạc.

$\\$

$\href{https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/693203}{\color{black}{\text{#moduycung}}}$