Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức trọng thể Lễ đón nhận cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” do Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cho quân và dân Thanh Hóa vào thời gian nào sau đây ?
1 câu trả lời
Ngày 27-12-1950 là ngày Đại đoàn 312 - tiền thân của Sư đoàn Bộ binh 312 (Quân đoàn 1) ngày nay được thành lập. Đây là một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự ra đời của Sư đoàn đã đánh dấu bước trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội ta.
Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn đã đánh thắng trận đầu giòn giã ở Xuân Trạch trong chiến dịch Trung Du. Từ đó, Sư đoàn liên tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn: Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sư đoàn tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch, đánh vào trung tâm Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm… với chiến công to lớn này, Sư đoàn đã vinh dự được Bác Hồ tặng cờ "Quyết chiến, quyết thắng".Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa huấn luyện chi viện cho các chiến trường, đồng thời trực tiếp chiến đấu, lập nhiều chiến công trên các chiến trường Thượng Lào, Quảng Trị. Đồng thời Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần cùng toàn quân, toàn dân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trải qua 71 năm xây dựng và trưởng thành, Sư đoàn luôn tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, bảo đảm tuyệt đối an toàn; bảo đảm tốt mọi mặt công tác hậu cần, tài chính, kỹ thuật, phục vụ các nhiệm vụ, duy trì nền nếp chính quy xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện tốt chính sách quân đội và hậu phương quân đội, tích cực giúp đỡ nhân dân phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tham gia làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng sư đoàn vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”, có sức mạnh tổng hợp và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống, phát huy truyền thống của Sư đoàn Bộ binh 312 – Sư đoàn “Chiến thắng” Anh hùng.Với những thành tích đã đạt được, Sư đoàn Bộ binh 312 vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương chiến công, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Ngày 27-12-1891 là ngày sinh nhà văn Doãn Kế Thiện, quê ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, ông mất năm 1965. Ông đã gắn bó cả tuổi trẻ, sự nghiệp với cố đô Thăng Long - Hà Nội. Ông còn làm thơ, viết văn, viết báo và là nhà Hà Nội học đầu tiên của Thủ đô.Với các bút danh Tú Sơn, Long Thành, Sơn Vân, Sở Bảo, nhà văn Doãn Kế Thiện còn để lại nhiều tác phẩm: Hà Nội cũ (1943), Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội (1959), Danh nhân Việt Nam, cùng nhiều các bài báo bài thơ, dịch thơ Đường, thơ Tống. Toàn bộ sáng tác của ông toát lên cái nhìn của một nhà nho, một nhân sĩ trí thức đi theo cách mạng.
- Ngày 27-12-1996, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Tổng thể đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước sâu Chân Mây" (ở tỉnh Thừa Thiên Huế).Vịnh này có lợi thế để xây dựng một cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nằm trong cụm cảng vùng trọng điểm miền Trung, cảng Chân Mây còn đóng vai trò điều phối khối lượng hàng hóa chu chuyển thích hợp cho vùng Trung Bộ. Dự án xây dựng khu đô thị khu công nghiệp và cảng bến nước Chân Mây được xem là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đưa tỉnh này vươn lên hòa nhập cùng quá trình phát triển chung của đất nước.
Sự kiện quốc tế
- Ngày 27-12-1571 là ngày sinh của Iôhannét Kêplơ (Johannes Kepler) - nhà thiên văn nổi tiếng Đức, là một trong những người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.
Ông đi sâu nghiên cứu hình học, thiên văn học và sáng tác ra một loại sách lịch, trong đó có bàn về chiêm tinh. Ông đã chứng minh được ba định luật quan trọng (mang tên ông) về sự chuyển động của hành tinh. Ông viết các cuốn: "Tân thiên văn", "Sự hòa hợp của vũ trụ", có giá trị khoa học cao. Ông thiết lập ngành quang hình học, hoàn thiện khoa giải phẫu mắt. Ông mất ngày 15-11-1630.
- Ngày 27-12-1950, Mỹ và Tây Ban Nha nối lại quan hệ kể từ cuộc nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930.
Theo dấu chân Người
- Ngày 27-12-1919, báo cáo của mật thám Pháp theo sát mọi hành trạng của Nguyễn Ái Quốc cho thấy trong ngày, nhà cách mạng trẻ đi rất nhiều nơi và luôn làm cho mật thám săn đuổi bị mất dấu tích.Trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Pháp, họp tại Mác-xây tháng 12-1921, đại biểu thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã tham gia dự thảo “Nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa”, trong đó khẳng định: “Bằng bất cứ cách nào những khó khăn đó cũng không thể biện minh cho việc Đảng Cộng sản từ bỏ một chính sách thuộc địa thực tế và có kết quả” .
Dự thảo cũng đề cập tới việc phát động “một phong trào đối kháng mang tinh thần Cộng sản, chống chủ nghĩa tư bản”, thành lập cơ quan đặc biệt chuyên nghiên cứu và sưu tập tài liệu, tích cực công tác tuyên truyền và dành một mục riêng về thuộc địa trên báo Đảng và các ấn phẩm của Đảng.
- Ngày 27-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cảm ơn một số nhà hữu sản có tâm đức đã đi đầu trong việc đóng góp cho phong trào nhường cơm sẻ áo cứu giúp đồng bào đói khổ. Thư có đoạn: “Trong sự sẻ áo nhường cơm cứu giúp nạn đói, người có nhiều giúp nhiều, người có ít giúp ít. Tuy có người ít, người nhiều, nhưng ai cũng sẵn sàng giúp đỡ những đồng bào đói khổ. Ngoài sự tỏ rõ tấm lòng bác ái, sự giúp đỡ của các ngài và các bà lại còn có ý nghĩa khác: 1) Là làm gương cho các nhà phú hộ khác, mong cho ai cũng đua nhau làm việc nghĩa; 2) Là tỏ rõ rằng các phú hộ tiên tiến Việt Nam ta đã thực hành câu: “Cứu một người hơn mười đám cháy”; 3) Là chứng tỏ rằng toàn quốc đồng bào ta, từng lớp nào cũng sẵn lòng giúp Chính phủ; vì trách nhiệm của Chính phủ là phải giúp dân, các ngài, các bà giúp đồng bào tức là giúp Chính phủ. Vì vậy, tôi xin thay mặt Chính phủ và các đồng bào đói khổ mà cảm tạ tấm lòng vàng ngọc của các ngài và các bà” .
- Ngày 27-12-1951, Báo Nhân Dân đăng “Thư gửi toàn thể chiến sĩ và cán bộ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân Giải phóng Việt Nam” Bác nhắc nhở “cần phải phát huy tinh thần anh dũng của Quân giải phóng, cần phải thấm nhuần tư tưởng kháng chiến nhất định thắng lợi nhưng phải trường kỳ và gian khổ, cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và đi sát với nhân dân, để thắng nhiều trận to hơn nữa, để tiêu diệt sinh lực địch, để đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn” .
Ngày 27-12-1967, Bác gửi thư khen đồng bào và chiến sĩ Quân khu 4 dũng cảm, kiên cường, đánh giỏi, thắng lớn đã bắn rơi 1.000 máy bay, trong đó có hai Pháo đài bay B.52 và bắn chìm nhiều tàu chiến của địch.
Lời Bác dạy ngày này năm xưa
“Các cấp, các ngành và mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng sức người, sức của của nhân dân”.
Là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát biểu phiên họp bế mạc Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III tại Hà Nội, ngày 27-12-1965.
Sau thất bại thảm hại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, tháng 12 năm 1964, Tổng thống Hoa Kỳ Giôn-xơn đã quyết định chuyển sang hiến lược “chiến tranh cục bộ” - một hình thức xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và ngụy quân, cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Việt Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam nhằm cứu vãn tình thếTrước hành động leo thang quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khóa III của Đảng đã họp và đi đến quyết tâm: “Ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ta nhất định thắng”. Trong phiên bế mạc chiều ngày 27 tháng 12 năm 1965, Hội nghị vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh dự và phát biểu, trong nội dung phát biểu Bác đã căn dặn các đại biểu Trung ương những điều tâm đắc trên, mà tựu trung là đề cao tinh thần tiết kiệm, bởi theo Bác “Tiết kiệm là thi đua yêu nước”; Bác luôn rất mực coi trọng tiết kiệm, chính Bác là một tấm gương sáng ngời về thực hành tiết kiệm và vận động mọi người cùng tiết kiệm, đây là nguồn gốc để tạo nên sức mạnh bền vững của đất nước..
Từng hạt gạo, viên đạn đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân và sự thật đã chứng minh tư tưởng đề cao tiết kiệm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn. Các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí đã được tổ chức nhân rộng trong cả nước. Chính vì vậy cách mạng nước ta đã cải thiện được không ít khó khăn, cải thiện được điều kiện vật chất, để chiến đấu và chiến thắng chiến lược “chiến tranh cụ bộ” đánh đuổi sạch bóng quân thù.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; kiên quyết đấu tranh phòng chống, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 521, ngày 27-12-1958 đăng hình ảnh Hồ Chủ tịch tham dự Hội nghị thi đua của các cơ sở hậu cần. Người đã căn dặn các cán bộ lãnh đạo phải chăm lo cho bộ đội ăn tốt, ở tốt, ngủ tốt hơn. Người tỏ lòng mong đợi bộ đội ta tiến bộ nữa, tiến bộ mãi để xứng đáng là vai trò tiên phong xây dựng miền Bắc.