Tình huống :trong giờ kiểm tra môn Sinh, có một câu hỏi lí thuyết Tuấn có nhớ nhưng không chắc chắn lắm. Bạn Minh đã làm được rồi, bạn ấy học giỏi lắm. Tuấn có thể chỉ cần liếc nhanh qua bên là "giải quyết "được. Và còn cách khác nữa :cô giáo đang ngồi trên bục giảng và không để ý về hướng Tuấn nên em có thể thao tác thật nhanh nói chung các phương án có thể thực hiện nhanh gọn và an toàn,để rồi. Tuấn sẽ được điểm cao. Thế nhưng... Tuấn không làm như vậy. Nộp bài rồi mấy bạn trong lớp nói Tuấn sao dại thế, giở sách một chút thì ảnh hưởng đến đạo đức đâu! Nhưng Tuấn lại không nghĩ thế, em cảm thấy Thanh thản trong lòng? 1.hành vi của Tuấn thuộc phạm trù nào đạo đức và biểu hiện trạng thái nào? Em hãy cho biết làm thế nào để trở thành có lương tâm ? 2.tại sao mặc dù làm kiếm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại cảm thấy Thanh thản trong lòng ?

2 câu trả lời

Hành vi của Tuấn thuộc phạm trù đạo đức lương tâm. Để trở thành người có lương tâm nên:

-Thường xuyên rèn luyện đạo đức tiến bộ. 

-Thực hiện các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội.

...

2, Tuấn thấy thanh thản vì đã không gian lận trong giờ kiểm tra: Không xem trộm bài của bạn mặc dù cô giáo không để ý về hướng Tuấn.

Học tốt^~^

1) Hành vi của Tuấn thuộc phạm trù Lương tâm, được biểu hiện ở trạng thái thanh thản lương tâm. Tuấn đã tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.^^

2) Mặc dù bài kiểm tra chưa thật tốt nhưng Tuấn lại thấy thanh thản trong lòng, là vì Tuấn đã trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có nghĩa là đã không làm điều xấu, không phù hợp với đạo đức học sinh. Khi ấy Tuấn cảm thấy lương tâm mình trong sạch, không mờ ám, rất thanh thản. :3 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm