Tình cảm của tác giả dành cho ông đồ được thể hiện như thế nào trong khổ thơ cuối bài 'Ông Đồ'?

2 câu trả lời

Qua biện pháp đối lập, tương phản, kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà trong khổ thơ cuối của bài "Ông đồ". Từ đó tác giả đã bộc lộ một cách sâu sắc niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa, thương một nền văn hoá lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang.

$ #ngthitraamy1656

Khổ thơ cuối là một lời tâm tư, chứa đầy sự suy ngẫm, day dứt của tác giả:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Kết cấu đầu cuối tương ứng, với sự đối sánh giữa hai hình ảnh: hoa đào nở và sự hiện diện – vắng bóng của ông đồ ở khổ một và hai, tác giả đã làm nổi bật lên cấu tứ của toàn bài "cảnh cũ người đâu". Câu hỏi tu từ cuối bài dâng lên một niềm hụt hẫng, trống trải đến ngơ ngẩn, tiếc nuối, khắc khoải trong lòng nhà thơ về ông đồ hay chính là sự phai tàn mai một của nét đẹp văn hóa dân tộc đã đi vào dĩ vãng. $

Câu hỏi trong lớp Xem thêm