tìm phép điệp ngữ và phân tích hiệu quả của phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ đi đường bằng 1 đoạn văn 6-8 câu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ đi đường khiến em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 ai giúp em với ạ huhu

2 câu trả lời

– Điệp ngữ trong câu 1: Tẩu lộ (đi đường) làm nổi bật ý thơ “tẩu lộ nan” (đi đường thật khó khăn gian khổ). Giữa hai từ tẩu lộ là tài tri (mới biết) khiến cho điệp ngữ ấy càng gợi lên sự suy ngẫm, thấm thía: Tẩu lộ là nguyên nhân để có một nhận thức sâu sắc và giản dị: tẩu lộ nan.

– Điệp ngữ trong câu 2: Trùng san (hết lớp núi này lại đến lớp núi khác) nhấn mạnh những gian lao mà người đi đường phải trải qua.

– Trong câu 3: Có điệp lại một lần nữa từ trùng san không phải là sự lặp lại gian đơn. Thật ấn tượng khi đó là trùng san (ở đầu câu 3, tiếp nối câu 2, thì người đi đường đã đến cao phong). Nhờ điệp ngữ đó , câu 3 có cách chuyển bất ngờ nhưng hợp lý: Vượt qua những dãy núi, chiến thắng khó khăn thì sẽ lên được tới đỉnh cao chót vót và mọi gian lao sẽ lùi lại phía sau để mở ra trước mắt là niềm vui, là hạnh phúc.

Gới nhớ bài " Đập đá ở Côn Lôn" - Phan Châu Trinh

TEAM LOP 8 NHAK!!!~~~HOK TOT

. Trong nguyên tác chữ Hán, bài thơ có hai trường hợp tác giả sử dụng điệp ngữ :

– Câu thứ nhất : ” Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” có nghĩa là ” (Có) đi đường mới biết đi đường khó”. Cụm từ tâu lộ được sử dụng hai lần. Hình thức điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh ý : “Đi đường mới biết gian lao”.

– Câu thứ hai và thứ ba :

Trùng san chi ngoại hựu trùng san ;

Trùng san đăng đáo cao phong hậu,

Có nghĩa là : “Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác – Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót”, ở đây, hai tiếng tiùng san xuất hiện tới ba lần. Cách sử dụng điệp ngữ này có tác dụng khắc hoạ đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác ; từ đó, nhấn mạnh sự gian nan, vất vả chồng chất của người đi đường.

Bản dịch thơ thanh thoát, thể thơ lục bát được sử dụng khá nhuần nhuyễn, phần nào thể hiện được nhịp điệu của những câu thơ trong nguyên tác, nhất là ở câu thứ hai và ba. Thật khó có thể dịch hay hơn. Tuy vậy, bản dịch đôi chỗ chưa sát và chưa thể hiện được đầy đủ tinh thần nguyên tác. (Chẳng hạn ở câu thứ hai, nguyên tác có nghĩa là qua hết lớp núi này lại đến lớp núi khác, chứ không nói tới núi cao như ở bản dịch).