2 câu trả lời
Hai khổ thơ đầu diễn tả nội dung ông đồ thời còn huy hoàng,cụ thể:
-Mỗi năm hoa đào nở,mùa xuân về
-Ông đồ xuất hiện đều đặn và thường xuyên
-Công việc quen thuộc:Bày mực tàu,giấy đỏ
-Bao nhiêu người thuê viếtRất nhiều người thuê viết
-Mọi người tấm tắc khen ngợi ông đồ
-Hoa tay thảo những nét:Điêu luyện trong từng nét chữ
--> KHUNG CẢNH ẤM ÁP,ĐÔNG VUI.
VOTE 5 ⭐ CHO MK NHÉ
NẾU ĐC THÌ CẢ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NỮA
Hai khổ thơ đầu: ông đồ bày giấy mực bên phố đông người nhộn nhịp vào dịp tết đến: “ .. hoa đào nở,... ông đồ già, .. mực tàu giấy đỏ,... đông người...” .
Người người qua lại thuê viết, chữ ông đồ đẹp ai ai cũng khen: “bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc... khen tài, hoa tay thảo....., .... phượng múa rồng bay”
Hai khổ thơ sau: ông đồ vẫn ngồi bên phố ấy nhưng nay người qua lại ngày càng vắng, người thuê viết không thấy để ông đồ ngồi buồn bên nghiên mực, giấy đỏ trời mưa bụi bay, lá vàng rơi gợi nên nỗi buồn xơ xác tiêu điều : “....mỗi năm mỗi vắng, ...thuê viết nay đâu, giấy đỏ buồn.., mực... nghiên sầu, ông đồ vẫn ngồi đấy, ... không ai hay, lá vàng rơi...,.... mưa bụi bay”
Hai hình ảnh đối lập này gợi cho người đọc một hình ảnh ông đồ cô đơn, khung cảnh xơ xác, tiêu điều, một nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu, những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày ngày dần dần bị quên lãng, còn đâu những hình ảnh đầy nhộn nhịp bên ông đồ
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay."
Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của "một thời tàn'”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.
Đọc bài thơ "Ông đồ" xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.