tìm hiểu về thềm lục địa và đồng bằng Việt Nam

2 câu trả lời

Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào rìa ngoài của bờ lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam. Các đảo, quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền Việt Nam đều có lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa riêng.Thềm lục địa Việt Nam theo cấu tạo tự nhiên gồm bốn phần:• Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ;• Thềm lục địa khu vực miền Trung;• Thềm lục địa khu vực phía Nam;• Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50 km đã thụt sâu xuống hơn 1.000 m, như vậy ở đây thềm lục địa mở rộng ra tới 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

các loại đồng bằng ở nước ta có các kiểu sau: Hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, và đồng bằng An Khê là một trũng giữa núi (thung lũng), còn lại là  các đồng bằng duyên hải.

Thềm lục địa:

+ Là một phần của rìa lục địa, là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà.

+ Là các vùng biển tương đối nông (biển cạn) và các vũng vịnh.

+ Các thềm lục địa đều có độ dốc thoải đều.

ĐB Việt Nam:

+ Các đồng bằng đều có diện tích tương đối rộng lớn.

+ Chỉ có hai ĐBSH và ĐBSLC là các đồng bằng châu thổ màu mỡ.