tìm hiều về: phong trào dân tộc tư sản và phong trào công nhân ở các nước ĐNA trong những năm 1918-1939
2 câu trả lời
*Những phong trào đấu tranh ở các nước châu Á trong giai đoạn 1918-1939:
- Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919
- Cuộc CM nhân dân ở Mông Cổ năm 1921-1924
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919-1922)
- Ở Việt Nam PTĐTGFDT phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
- Ở Đông Nam Á, phong trào lan rộng khắp các nước.
Phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 - 1939:
* Phong trào dân tộc tư sản:
- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt.
+ Trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ.
+ Giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện...
* Phong trào công nhân:
- Từ những năm 20, phong trào cách mạng ở Đông Nam Á mang những nét mới:
+ Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh.
+ Sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc.
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như:
+ In-đô-nê-xi-a năm 1920.
+ Việt Nam, Mã Lai và Xiêm, Philippin năm 1930.
=> Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.