2 câu trả lời
Giáp cốt văn ghi lại nội dung chiêm bốc hoàng gia nhà Thương từ thời Bàn Canh đến đời Trụ Vương trải 270 năm. Người Ân rất mê tín, do đó chuyện lớn chuyện nhỏ gì trước khi làm cũng phải chiêm bốc để biết trước cát hung. Nội dung chiêm bốc là về thời tiết nắng mưa, thu hoạch mùa màng, hoặc hỏi về bệnh tình, sinh nở, những việc nguy hiểm như chiến tranh, săn bắt, quan trọng như tế tự,... thì càng phải xem bói. Do đó nội dung chiêm bói của giáp cốt văn ẩn chứa phần nào về cuộc sống con người đương thời, và cũng như tình hình phát triển của đất nước lúc đó.
Giáp cốt là thuật ngữ dùng để chỉ xương và mai rùa dùng để bói, gặp trong các di tích đời Thương ở Trung Quốc, cũng gọi là bốc cốt (xương bói). Ngoài những lỗ đốt để bói, trên xương và mai rùa còn ghi những lời bói (bốc từ) bằng thứ chữ cổ Trung Quốc gọi là văn tự GC. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu chữ viết, ngôn ngữ cũng như lịch sử và văn hoá cổ đại Trung Quốc.