tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng và biện pháp khắc phục hiện tượng thủng tầng ozon ở Nam cực và Bắc cực

2 câu trả lời

Các khí sinh ra từ ngành công nghiệp lạnh, các khí có nguồn gốc halogen, khí Freon ( Clorua fluror cacbon-CFC), các chất tạo bọt… được sữ dụng trong chữa cháy và trong mỹ phẩm. Chúng làm mỏng thậm chí thủng tầng ozone.

Đặc biệt, khí Freon là chất khí lạnh dùng trong máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hòa không khí và các bình xịt ( keo xịt tóc, chống mùi…). Chúng tác dụng với ozone làm mỏng lớp bảo vệ này.

Lỗ thủng tầng ozone rộng ra mức kỉ lục.
Diện tích lỗ thủng tầng ozone là 29,4 triệu Km2 được ghi nhận vào tháng 9/2000.

Lỗ thủng ozone ở Nam Cực


Kết quả nghiên cứu mới được các nhà khoa học thuộc cơ quan Khí quyển và Đại dương (NOAA) công bố trên công báo của Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ đã cảnh báo lỗ thủng tầng ozone vẫn đang mở rộng ở 2 cực của Trái Đất nhưng ở Nam cực nghiêm trọng hơn Bắc cực. Sự khác biệt này xuất hiện từ cuối thập kỷ 70 nó trở nên rõ ràng hơn vào các thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20.

Các nhà khoa học thậm chí không tìm thấy ozone trong các mẫu khí lấy ở lỗ hỗng tầng ozone ở Nam cực sau năm 1980. Trong khi đó, hiện tượng mất ozone ở Bắc cực xảy ra không thường xuyên và ngay cả khi thời điểm mất ozone cao nhất cũng chưa đạt mức độ báo động ở Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã theo dõi quá trình mở rộng lổ thủng tầng ozone ở Nam Cực suốt trong 20 năm qua và tháng 10 năm 2006 đã cảnh báo từ sau năm 1980 so với những thập kỷ trước đó, mức độ suy giảm tầng ozone ở Nam Cực ở một số độ cao nhất định thường xuyên vượt quá 90%, thậm chí tới 99% trong mùa đông ở Nam Cực.
Vào tháng 10 năm 2006, diện tích lổ hỏng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tới 17,6 triệu km2.
Trong khi đó, tình trạng suy giảm tầng

Biện pháp : khác phục hiệu ứng nhà kính

bảo vệ môi trường

trồng nhiều cây xanh

* Khái niệm

 - Khí ozone gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Hàm lượng khí ozone trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km trong tầng bình lưu, khí ozone mới đậm đặc (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển) hình thành một lớp không khí giàu khí ozone, thường được gọi là tầng ozone. 

* Nguyên nhân

 - Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng. 

- Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hỏa cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hóa chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng ozone. 

* Thực trạng

- Trên thế giới

+ Các lỗ ozone trong năm 2000 và năm 2006 là lớn nhất được ghi nhận, đo khoảng 29,8 và 29,6 triệu km vuông tương ứng và tại thời mở rộng hơn khu vực đông dân.

+ Các năm 2002 và 2004 lỗ ozone là nhỏ hơn nhiều, do một phần lớn vào sự rối loạn trong lỗ do điều kiện thời tiết khác trong tầng đối lưu và tầng bình lưu.

+ Diện tích lỗ thủng ôzôn là nhỏ hơn so với những gì chúng ta đã thấy trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, và chúng tôi biết rằng nồng độ clo đang giảm.

+ Thực trạng suy giảm tầng ozon trên toàn cầuVấn đề suy giảm tầng ozon toàn cầu đã và đang là một vấn đề cấp bách.Từ những năm 1980, lỗ thủng tại vùng Nam Cực đã ngày một rộng ra do lượng khí CFC thải ra quá nhiều.

+ Con người bắt đầu tiến hành đo đạc tầng ozon từ các trạm trên mặt đất vào năm 1956 ở vịnh Halley, Nam cực. Và các số liệu đo đạc về diện tích của lỗ thủng từ năm 1979 đến nay:Năm 1979: Việc đo lỗ thủng tầng ozon bằng vệ tinh lần đầu tiên được NASA thực hiện.Năm 1998: Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm 1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm.

+ Năm 2011 đến nay: Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lượng ozon trong tầng bình lưu tại Bắc cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là “lỗ thủng tầng ozon” như tại Nam cực. Như vậy, các vùng Bắc cực như Scandinavia, Greenland và Siberia sẽ phải nhận thêm một lượng tia cực tím nhiều hơn từ Mặt Trời.

+ Ngày 11/9/2014, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố nghiên cứu cho thấy tầng ozone bảo vệ Trái đất trước tác hại của tia cực tím đang phục hồi sau nhiều năm suy thoái: Đây là lần đầu tiên trong vòng 35 năm qua giới khoa học xác nhận những dấu hiệu tích cực từ tầng ozone, lá chắn bảo vệ Trái đất trước các tia cực tím và phóng xạ mặt trời gây ung thư da, mắt người, hệ miễn dịch… và phá hoại mùa màng.

* Biện pháp

+ Tháng 3/1987, các nguyên thủ quốc gia đã họp tại Montreal (Canada) để thống nhất hành động, lập ra một chiến lược chung, Nghị định thư Montreal ra đời. Từ 24 quốc gia đầu tiên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đang đe doạ toàn cầu, cho đến nay toàn thể các nước thành viên của Liên hợp quốc đã ký vào Nghị định thư với cam kết cụ thể của mình. 

+ Cứ bốn năm, Tổ chức Khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc xem xét trạng thái của tầng ozone trong việc xem xét kéo dài trong bốn năm của họ.

+ Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994. Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế.