Tìm câu nghi vấn và câu cảm thán có trong khổ thơ 3 trong bài nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ và cho biết chức năng của những câu nghi vấn và câu cảm thán đó Giúp mk nhé! cảm ơn

2 câu trả lời

. Trong cũi sắt, con hổ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian oanh liệt của mình khi còn ở chốn rừng già.

2. Nếu thay từ ''chết''bằng từ ''tắt''thì câu thơ sẽ trở nên thật bình thường.''Tắt'' là một từ ngữ rất thân thuộc nhưng đặt giữa mạch thơ dâng đầy cảm xúc,nó lại tạo cho người đọc một cảm giác hụt hẫng,thậm chí là mất sự logic . Đặt từ ''chết ''ở đây là táo bạo nhưng là cái táo bạo rất phù hợp khi song hành với ''chiều lênh láng máu''.Chỉ khi dùng từ ''chết'' ,câu thơ mới lột tả được hết tâm trạng và sức mạnh của loài mãnh thú-oai linh rừng thẳm.Vì vậy không nên có sự thay đổi từ ''chết'' thành ''tắt'' trong câu thơ ''Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt'' của nhà thơ Thế Lữ

3. Các câu hỏi có trong đoạn thơ.

- Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.

4.

Bị giam cầm trong vườn bách thú, con hổ trong bài thơ  " Nhớ rừng " của Thế Lữ vô cùng ngao ngán  .  Trong cũi sắt, hổ buồn chán với cuộc sống thực tại bị giam hãm bao nhiêu thì nó lại càng nhớ nhung cuộc sống trong quá khứ bấy nhiêu.  trong đoạn thơ thứ ba , hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh là những kí ức  mà vị chúa tể rừng già không bao giờ quên . Tác giả đã rất thành công khi xây dựng bức tranh tứ bình tuyệt đẹp và bóng dáng hổ đầy lẫm liệt, oai nghiêm khi kiêu hùng bước lên chốn rừng ngàn trong bức tranh tứ bình.Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng . Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

1. Trong cũi sắt, con hổ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian oanh liệt của mình khi còn ở chốn rừng già.

2. Nếu thay từ ''chết''bằng từ ''tắt''thì câu thơ sẽ trở nên thật bình thường.''Tắt'' là một từ ngữ rất thân thuộc nhưng đặt giữa mạch thơ dâng đầy cảm xúc,nó lại tạo cho người đọc một cảm giác hụt hẫng,thậm chí là mất sự logic . Đặt từ ''chết ''ở đây là táo bạo nhưng là cái táo bạo rất phù hợp khi song hành với ''chiều lênh láng máu''.Chỉ khi dùng từ ''chết'' ,câu thơ mới lột tả được hết tâm trạng và sức mạnh của loài mãnh thú-oai linh rừng thẳm.Vì vậy không nên có sự thay đổi từ ''chết'' thành ''tắt'' trong câu thơ ''Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt'' của nhà thơ Thế Lữ

3. Các câu hỏi có trong đoạn thơ.

- Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước
0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước