Thuyết trình về việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

1 câu trả lời

Kính thưa thầy cô, thưa tất cả các bạn! Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng chung sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sựliên kết và hợp tác với nhau để cùng nhau thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. Cộng đồng dân cư tồn tại ở nhiều quy mô khác nhau có chung lợi ích, mục tiêu và các giá trị chuẩn mực xã hội.

Vậy nếp sống văn hoá là gì? Nếp sống văn hoá ở cộng đồng là toàn bộ các hoạt động sống và mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể trong một cộng đồng dân cư nhất định. Nếp sống văn hoá lành mạnh và tiến bộ của các cá nhân trong một cộng đồng sẽ tạo nên nét văn hoá đặc thù của nếp sống cộng đồng ấy. Mỗi chúng ta muốn tồn tại và phát triển thì không thể nào chỉ dựa vào sức lực của mình mà phải dựa vào cộng đồng. Điều này đã được Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhắc nhở từ lâu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Chính mỗi cá nhân phai góp phần làm nên sức mạnh cộng đồng. Và ngược lại cộng đồng có vai trò bảo vệ mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy. Chỉ khi mọi người cùng nhau đóng góp tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần thì chúng ta mới xay dựng được một cộng đồng vững mạnh. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân. Là học sinh chúng ta cần tránh là những việc xấu và tham gia hoạt đồng vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Những việc làm biểu hiện của nếp sống văn hoá như: không vứt rác bừa bãi, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp, không tụ tập đánh nhau

Những việc làm này không chỉ giúp ích cho xã hội mà còn cho cả bản than và mọi người xung quanh. Mọi người đều nhận thức điều này và hoàn thành rất tốt thế nhưng bên cạnh đó ẩn còn tồn tại nhiều hành vi xấu ở nhiều nơi làm mất đi nếp sống văn hoá: đốt rừng làm rẫy, khai tác gỗ khiến ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái, trái với quy định của nhà nước; xem bói, mê tín dị đoan điều này không giúp ích được gì cho con người và xã hội nhưng lại mang đến những tổn hại về mặt tiến của, thời gian thậm chí còn có thể làm con người suy sụp. Hay đơn giản là hành vi cả rác bừa bãi mà ta thấy hằng ngày việc làm này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Và còn nhiều rất nhiều những hành vi xấu khác nữa (mua vé số, trộm cắp, tảo hôn, lấn chiếm vỉa hè,…

Đứng trước những hành vi, hậu qua này chúng ta phai làm gì để bảo vệ nếp sống văn hoá đang ngày càng mất dần đi? Theo tôi mỗi người chúng ta cần phải biết cách xây dụng lối sống lành mạnh hơn, trong sáng hơn. Phải biết yêu thương, gắn bó đoàn kết với mọi người xung quanh. Biết chia sẻ và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần phai cùng nhau thực hiện mục tiêu ấy không chỉ bằng nhận thức nữa mà là những hành động thiết thực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, văn minh và an toàn. Các hành động thiết thực để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có thể kể đến như: -Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. -Xây dựng tình đoàn kết. -Giữ gìn trật tự an ninh. -Vệ sinh bảo vệ môi trường. Đồng thời phai len án, phê phán những người không biết tôn trọng văn hoá cộng đồng, những người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Tất cả đều phải bị loại trừ ra khỏi cộng đồng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

1 lượt xem
2 đáp án
20 phút trước