Thuyết minh về thơ lục bát Ko chép mạng nha Giúp mình vs ạ Thanks nhìu

1 câu trả lời

Thể thơ lục bát được coi là thể thơ của dân tộc. Nó chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Thể thơ này bao gồm tối thiểu là hai câu: một câu sáu (câu lục) và một câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

Hay như:

“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du (gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Hay như Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu với bản dịch được sử dụng nhiều nhất có 2082 câu thơ lục bát. Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bảo những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể ví dụ như:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”

(Tương tư, Nguyễn Bính)

Các vần trong bài thơ là nàng - làng (chữ cuối câu 8 với chữ cuối câu 6), này - ngày (chữ cuối câu 6 với chữ cuối câu 8), vàng - giang (chữ cuối câu 8 với chữ cuối câu 6). Tất cả đều là vần chân.

Về thanh điệu của bài thơ lục bát ta có thể thấy, chữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”

Các câu bát với chữ thứ hai và thứ sáu đều là vần bằng: nay - bề, mưa - đêm, yên - lòng.

Về cách ngắt nhịp, thơ lục bát thường ngắt nhịp ở các chữ 2/4/6 trong câu lục, thường ngắt nhịp ở các chữ 2/4/6/8 trong câu bát (gọi là nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2) tuy nhiên đó không phải là luật mà chỉ là thường thấy. Ví dụ trong một bài thơ sau:

“Trơ trơ trích thạch/bến Vân Sàng
Hỏi núi chờ ai/đã mấy sương
Uốn éo đầu gành/ba mặt sóng
Phá tung cửa động/một chùa Hang
Bóng mây thấp thoáng/hồn Diên /Hạo
Vách đá lờ mờ/nét Phạm /Trương
Cũng muốn bể dâu/bàn chuyện cũ
Gió thu hiu hắt/bóng hoa vàng”

(Núi Dục Thúy, Nguyễn Đình Giác)

Thể thơ lục bát quả thật là một thể thơ tiêu biểu của dân tộc. Thể thơ không chỉ đóng góp về giá trị nghệ thuật mà còn góp phần thể hiện giá trị về nội dung.