Thuyết minh về Lăng Văn Sơn

2 câu trả lời

Năm 1407, nhà Hồ bị nhà Minh đánh bại, nước Đại Ngu bị xâm chiếm. Văn dĩ thành tập hợp lực lượng cùng Lê Ngộ nổi dậy chống quân Minh. Văn Dĩ Thành lấy vùng tổng Gối làm căn cứ, đóng đại bản doanh ở gò Đống Đám, giữa cánh đồng Dinh của làng Thượng Hội, thường dùng sắc phục toàn một màu đen, nên đc gọi là "Quân Hắc Y". Cuộc khởi nghĩa cũng đc gọi là "Khởi nghĩa Hắc Y". Văn Dĩ Thành cũng đc tôn vinh là "Tướng Hắc Y Dạ Xoa", là Nguyên súy Hắc Y Nhất Bộ. Văn Dĩ Thành đã tử trận cùng nhiều binh sĩ vào ngày 12/3/1416 khi quân Minh điều lực lượng đánh lén vào đại bản doanh Đống Đám. Để ghi nhớ công ơn của ôg, người dân ở nơi đây đã tôn ôg là thành hoàng làng và xây dựng miếu Voi Phục làm nơi thờ phụng. Miếu này hiện lưu giữ 40 đạo sắc phong ban tặng cho ôg do các triều đại từ Hậu Lê (1620) đến Hậu Nguyễn (1924), trong đó có các danh hiệu cao quý như: "Nam thiên thượng đẳng thần", "Anh hùng hào kiệt", "Hữu công tối đại",.... Ngoài ra, nhân dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo là hát chèo tàu. Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn đc công nhận là di tích lịch sử vào tháng 11 năm 1997. Hằng năm theo lệ xưa mở lễ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, trong đó cứ 25 năm mở một lễ "Hội hát Chèo Tàu" kéo dài đến ngày 21 tháng Giêng. Ngày nay, lễ hội vẫn đc chính quyền và nhân dân tổ chức vào ngày tháng Giêng. Tuy chưa có "Hội Chèo Tàu" nhưng vẫn cứ chọn một làng làm chủ lễ, ba làng khác kết hợp tổ chức.

Năm 1407, nhà Hồ bị nhà Minh đánh bại, nước Đại Ngu bị xâm chiếm. Văn Dĩ Thành tập hợp lực lượng, cùng Lê Ngộ nổi dậy chống quân Minh.Văn Dĩ Thành lấy vùng tổng Gối làm căn cứ, đóng đại bản doanh ở gò Đống Đám, giữa cánh đồng Dinh của làng Thượng Hội, thường dùng sắc phục toàn một màu đen, nên được gọi là "Quân Hắc Y". Cuộc khởi nghĩa cũng được gọi là "Khởi nghĩa Hắc Y". Văn Dĩ Thành cũng được tôn vinh là "Tướng Hắc Y Dạ Xoa", là Nguyên súy Hắc Y Nhất Bộ.Văn Dĩ Thành đã tử trận cùng nhiều binh sĩ vào ngày 12 tháng 3 năm 1416 khi quân Minh điều lực lượng lẻn đánh vào đại bản doanh Đống Đám.Để ghi nhớ công ơn của ông, người dân nơi đây đã tôn ông là thành hoàng làng và xây dựng miếu Voi Phục làm nơi thờ phụng. Miếu này hiện lưu giữ 40 đạo sắc phong ban tặng cho ông do các triều đại từ Hậu Lê (1620) đến Hậu Nguyễn (1924), trong đó có các danh hiệu cao quý như: "Nam thiên thượng đẳng thần", "Anh hùng hào kiệt", "Hữu công tối đại",… Ngoài ra, nhân dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo là hát chèo tàu.Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn được công nhận là di tích lịch sử tháng 11/1997.Hàng năm theo lệ xưa mở lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, trong đó cứ 25 năm tổ chức một "Hội hát Chèo Tàu" kéo dài đến ngày 21 tháng Giêng.Ngày nay, lễ hội vẫn được chính quyền và nhân dân tổ chức vào ngày tháng Giêng. Tuy chưa có "Hội Chèo Tàu" nhưng vẫn cử chọn một làng làm chủ lễ, ba làng khác kết hợp tổ chức.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước