Thuyết minh về kính đeo mắt- tập làm văn số 3 lớp 8

2 câu trả lời

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt. Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến. Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau. Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang... Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh... Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại. Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.

Chiếc kính đeo mắt có lẽ là một vật dụng đã rất đỗi quen thuộc đối với chúng ta. Chiếc kính có vô cùng quan trọng trong đời sống, nó chính là vật để bảo vệ đôi mắt- cửa sổ tâm hồn của mỗi con người.

Chiếc kính đã có lịch sử từ lâu đời, qua nhiều lần cải tiến mới có được hình dạng như ngày hôm nay. Hình dạng ban đầu của kính khá đơn giản, chỉ là một thấu kính thạch anh được tìm thấy ở Iraq. Cuối thế kỉ 12, kính dần xuất hiện ở châu Âu và Trung Quốc. Thời gian phát minh ra chiếc kính không thể xác định, chỉ biết rằng nó nằm trong khoảng từ năm 1266- 1352. Sự phổ biến của những cuốn sách cũng chính là động lực thúc đẩy người ta sản xuất kính nhiều hơn.
Dù đa dạng về chủng loại và chức năng nhưng về cơ bản, kính được tạo thành từ hai bộ phận chính là tròng kính gà gọng kính. Gọng kính là xương sống của kính, là chiếc khung nâng đỡ tròng kính. Gọng kính gồm hai phần trước và sau, được nối với nhau bằng một khớp sắt nhỏ, cố định bằng ốc vít. Phần sau là gọng dài giúp gá kính vào tai. Phần phía trước ôm trọn lấy tròng kính để tròng kính có thể vừa vặn với mắt người dùng. Gọng kính khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc, làm nên nét riêng của mỗi chiếc kính. Có hai loại gọng chính là gọng nhựa hoặc kim loại. Hiện nay, gọng nhựa được ưa chuộng và yêu thích hơn bởi nhẹ và bền. Tròng kính hay mắt kính là bộ phận quan trọng nhất của kính, được làm từ thủy tinh hoặc nhựa chống chầy. Khác với gọng kính, mắt kính không thể thay đổi theo sở thích vì phải phù hợp với vấn đề của người dùng và cần tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt. Mắt kính cần chống lại được hai loại tia có hại cho mắt là tia UV và tia cực tím. Một số bộ phận phụ như ốc, đinh vít tuy nhỏ nhưng cũng vô cùng quan trọng, giữ vai trò cố định chiếc kính.
Kính chính là vật bảo vệ hữu hiệu cho mắt. Những loại kính như kính cận, kính viễn dùng để khắc phục các tật về mắt, giúp người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở xa, người viễn thị nhìn rõ các vật ở gần. Ngoài ra, còn có một số loại kính chuyên dụng như kính bơi, kính trượt tuyết, kính dành cho người đi mô tô với tốc độ cao. Khi đi ngoài trời, chúng ta cũng nên đeo kính để tránh nắng và gió bụi. Kính áp tròng đặc biệt hơn vì nó chỉ gồm 2 miếng thủy tinh tròn, mỏng được gắn vào sát mắt. Có khi kính được xem như một phương tiện trang trí đơn thuần, làm đẹp thêm cho khuôn mặt. Giá của một chiếc kính dao động từ vài trăm đến vài triệu, tùy thuộc vào kiểu dáng và chất liệu của chất kính.
Kính có tác động không nhỏ đến sức khỏe của đôi mắt, vì vậy chúng ta nên cẩn thận trong việc chọn kính, nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để sử dụng kính được bền lâu, chúng ta lau chùi kính thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng, tránh làm rơi kính, mỗi khi dùng xong cần cất kính vào trong hộp. Đeo kính cũng giúp mắt không bị mỏi mệt trong quá trình học tập và làm việc. Đối với loại kính được làm sẵn, chúng ta không nên sử dụng vì mỗi người có một vấn đề riêng về mắt. Trong trường hợp đeo kính áp tròng, ta nên nhỏ mắt từ sáu đến tám lần trong mười hoặc mười hai giờ để mắt không bị mỏi.

Kính là một người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta trong mọi mặt của cuộc sống hàng ngày. Ta nên sử dụng và bảo quản kính một cách cẩn thận để nó có thể phát huy tối đa công dụng của mình.