Thuyết minh về chùa Bổ Đà (bài văn TM nha ) cíu mk với , hạn cô cho còn tầm nửa tuần nux là hết á , hjc

2 câu trả lời

        Bắc Giang, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, anh hùng cách mạng cùng với những nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng. Hàng năm, Bắc Giang là nơi tổ chức rất nhiều những lễ hội đền, chùa, hội hát, hội chợ… vô cùng thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ. Bên cạnh những hoạt động vui chơi, du khách nên di chuyển về vùng đất Việt Yên, nơi ấy có một ngôi chùa cổ mang tên chùa Bổ Đà.

       Chùa Bổ Đà là di tích tiêu biểu của huyện Việt Yên được Thủ tướng chính phủ ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử- kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016. Chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc dòng sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây, đứng trên đỉnh núi có thể quan sát toàn bộ Phòng tuyến sông Như Nguyệt ghi dấu ấn lịch sử bao đời nay của dân tộc. 

Hệ thống hai chùa thờ phật là chùa Quan Âm (chùa Bổ Đà) và chùa Tứ Ân. Các di tích như đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, chùa Quan Âm, chùa Tứ Ân, chùa Cao, chùa Khám, chùa Linh Chi, đình Thượng Lát, đình Hạ Lát, chùa Thạch Long, chùa Vân Sơn, chùa Núi Đất, chùa Núi Lùn, đền Can Vang, đình Ngự... nằm xen lẫn trong hệ thống thiết chế của lễ hội Bổ Đà. 

Toàn bộ kiến trúc của chùa được xây dựng trên mảnh đất rất hơn 50.000 mét vuông được phân chia thành 3 khu.Khu vườn chùa với diện tích khoảng 30.000 mét vuông, khu vực chính giữa chùa với khoảng 13.000 mét vuông và khu vườn tháp có diện tích trên 7.000 mét vuông. Những dãy nhà của chùa Bổ Đề được xây dựng thành 100 gian liên kết với nhau. Tất cả các gian nhà được xây dựng bằng các vật liệu như: gạch đất nung, ngói, tiểu sành, đất.. tạo nên nét cổ kính, dân gian đậm chất kiến trúc của những miền quê đồng bằng Bắc bộ.

Khu vực cổng vào của chùa được lát bằng đá muối với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Kiến trúc của cổng chùa được xây dựng theo hơi hướng kiến trúc của triều Nguyễn với chiếc gác chuông. Điểm tạo nên nét đặc sắc của khu vực cổng chùa Bồ Đề chính là bức tường được xây bằng gạch và đất. Do thời gian, rêu phong mọc lên tạo cho chúng ta nét gần gũi, trầm mặc giống như ở các vùng làng quê xưa. Khu mộ tháp chùa Bổ Đà. Đi từ khu cổng chùa vào đến bên trong khuôn viên, du khách sẽ nhìn thấy khu nhà bếp được xây dựng làm 4 gian bao quanh là tường gạch và mái ngói đỏ bám đầy rêu phong. Từ khu nhà bếp, chúng ta có thể nhìn thấy khu nhà 7 gian, đây chính là nhà Tòa soạn được xây dựng với những cột kèo chìm mái ngói vô cùng giản dị và thân thuộc.

          Với những giá trị đặc biệt, Di tích và lễ hội chùa Bổ Đà xứng đáng trở thành một điểm dừng chân cho du khách tham quan và tìm hiểu về văn hóa bờ Bắc sông Cầu.

Lời giải: 

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà

Khu di tích chùa Bổ Đà (có tên gọi khác: di tích Ao Miếu và chùa Bổ Đà, chùa Bổ, chùa Ông Bổ), thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tương truyền Chùa có từ thời Lý (thế kỷ XI), là nơi thờ Tam giáo đồng nguyên gồm Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, phối thờ tượng Thạch Linh Thần Tướng và Trúc Lâm Tam Tổ.

Câu thành ngữ “Bắc Bổ Đà - Nam Hương Tích” lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế kỷ cho thấy nơi đây là một trong hai đạo tràng Quán Thế Âm lớn ở miền Bắc nước ta. Nếu như chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là trung tâm lớn nhất, chốn Tổ quan trọng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thì chùa Bổ Đà là trung tâm Phật giáo lớn thứ 2 trên tỉnh Bắc Giang, cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiền phái này. Căn cứ vào dấu vết vật chất và thư tịch cổ còn lại ở khu di tích chùa Bổ Đà cho biết đây là công trình tôn giáo được xây dựng và phát triển mạnh vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đầu thế kỷ XVIII, niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729), trụ trì chùa Bổ Đà là Phạm Kim Hưng đã tiến hành trùng tu, mở mang khu di tích và phát triển nơi đây trở thành một Trung tâm Phật giáo lớn theo Thiền phái Lâm Tế.

Theo một số nhà nghiên cứu, dòng Thiền Lâm Tế truyền vào nước ta từ cuối thế kỷ XVII, gắn liền với tên tuổi Thiền sư Chuyết Công (Chuyết Chuyết), người Trung Hoa. Chùa Bổ Đà chịu ảnh hưởng của Thiền Lâm Tế từ chùa Hà Trung (Huế), chùa Phật Tích và chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) trên cơ sở Phật giáo Thiền tông được duy trì từ trước đó.

Chùa Bổ Đà là nơi kế truyền các vị Tổ sư khai trường thuyết pháp, đào luyện tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế, san khắc kinh Phật (mà minh chứng là 1935 bộ mộc bản còn được lưu giữ đến ngày nay). Hằng năm, vào mùa kiết hạ an cư có các vị tăng ni trong vùng về đây tham thiền học đạo rất đông. Theo lý giải của các bậc cao tăng trong chùa thì kiết hạ an cư có từ thủa Đức Phật Tổ còn tại thế, chúng tăng phải tụ tập một nơi (thời gian 3 tháng) vào mùa mưa để tu tập, thiền định... Theo lịch, đó là thời gian từ ngày 16 tháng Sáu đến 15 tháng Chín Âm lịch, ngày nay các nước thuộc Phật giáo Nam tông (Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia) vẫn tôn trọng truyền thống này. Nhưng khi truyền sang Trung Hoa lại là ngày 16 tháng Tư (sau Lễ Phật đản) đến 15 tháng Bảy Âm lịch (ngày Lễ Vu lan), đây là truyền thống của Phật giáo Bắc tông (Trung Hoa, Nhật Bản, Triểu Tiên, Việt Nam). Đến ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ, chư tăng họp lại, kiểm điểm thành quả, làm lễ sám hối, tuyên bố hoàn mãn được gọi chung là ngày Tự Tứ (áp dụng chung cả hai dòng Phật giáo Bắc tông và Nam tông). Ngày nay, dù có những thay đổi nhưng tại chùa Bổ Đà, các tăng ni vẫn duy trì được truyền thống kiết hạ an cư. Bên cạnh đó, hệ thống vườn tháp tại chùa (có cả tro cốt, xá lị tăng, ni - một đặc trưng của dòng Thiền Lâm Tế, hiếm thấy ở các dòng thiền khác), mỗi tháp đều có bia ghi bài vị, ngày sinh, hóa… của các vị, là nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử chùa Bổ, Thiền Lâm Tế.

Khu di tích chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc ‘‘nội thông ngoại bế”, được bao bọc bởi hệ thống rặng tre xanh tốt, hệ thống tường trình đất như một chiến lũy bảo vệ vững chắc, tạo vẻ u tịch, linh thiêng… Các mảng chạm khắc tinh xảo tại các hạng mục kiến trúc của di tích với nhiều đề tài phong phú như: hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, hình lá lật, linh thú, đề tài tứ linh, tứ quý… như một bảo tàng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

Khu di tích chùa Bổ Đà tọa lạc trên núi Bổ Đà Sơn thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là một vùng sơn thủy hữu tình, có tổng diện tích 275.009.6m2, khu vực bảo vệ I là: 53.808.5m2, khu vực bảo vệ II: 221.201.1m2, được chia thành 5 đơn nguyên kiến trúc chính, bao gồm: chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, vườn Tháp và Ao Miếu. 

Chúc bn học tốt nhaaa^_^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
5 giờ trước