Thuyêt minh về chiếc nón lá Bài văn tự làm , không chép trên mạng

2 câu trả lời

Mở bài :

Hiện nay trên thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng thì có vô số loại nón , nào là nón kết , nón tay bèo , ... nhưng trong số các loại nón trên thì có một một loại nón không chỉ là dụng cụ để che nắng che mưa mà còn được coi là những người bạn đồng hành của nông dân thời xưa và đến cả bây giờ đó chính là chiếc nón lá Việt Nam .

Thân bài :

Chúng ta không biết rõ được thời gian chiết nón lá ra đời nhưng vào thời xưa đã xuất hiện hình bóng của chúng , chúng ta thường thấy hình ảnh của những chiếc nón lá được in dấu vào những cái trống đồng cổ xưa như trống đồng Đông Sơn hẵn là chúng đã xuất hiện rất lâu về trước , bởi thế hình chiếc trống đồng thời xưa vẫn mang hình bóng của chúng . Nói về sáng tạo thì người Việt chúng ta cực kì giỏi , thời xưa những ông cha ta đã biết cách lấy các lá cây dài và chắc chắn để đan xen lại với nhau và được cố định bằng các sợi dây từ các thân cây khô để làm một vật che mưa che nắng . Từ những cách tạo nón thô sơ ấy , con người dần dần tiến hóa dẫn đến tiềm thức cũng như tri thức đã tiến hóa theo và đã cho ra những chiếc nón đẹp hơn , chắc chắn hơn , chịu được các tác động của thiên nhiên tốt hơn . Do đó , chiếc nón càng ngày càng phát triển trải qua các thời kì lịch sữ , không ngừng phát triển và những chiếc nón ấy đã thành những vật dụng không thể thiếu cũng như những người bạn đồng hành của người Việt . Thời bấy giờ , từ nông thôn cho đến thành thị có thể bắt gặp những chiếc nón lá tuy xuất hiện không nhiều như trước nhưng phân bố rải rát ở khắp mọi nơi , những chiếc nón ấy nhìn thì đơn giản như thế thôi chú bên trong là cả một quá trình chọn lọc và sản xuất rất tỉ mỉ của những người nghệ nhân . Muốn tạo được một chiếc nón lá cần phải trải qua nhiều giai đoạn gia công khác nhau , thường thì vật liệu được dùng làm nón lá đó chính là lá cọ , một loại lá rất phổ biến ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ . Trước hết muốn tạo một chiếc nón lá bền và đẹp thì phải trải qua những khâu phơi lá , chọn lá tốt và cuối cùng là chọn cái để cố định những chiếc lá lại với nhau thường thì những người nghệ nhân sẽ sử dụng chỉ . Ở gia đoạn phơi lá những người nghệ nhân phải làm khô lá trên bếp than chứ họ không phơi nắng bởi vì lẽ này nón lá mới giữ được sự tươi mới ở bề ngoài , khi ngửi vào chúng ta cảm nhận được vị thơm của lá . Một chiếc lá được các nghệ nhân chọn lựa kĩ càng , qua nhiều giai đoạn làm khô thì đến phần cắt lá thường thì người nghệ nhân cắt sao để lá có độ dài giao động khoảng 50cm đến 55cm . Sau đó việc tiếp theo cần làm là họ chọn những thanh tre để làm niền , họ truốt thanh tre thành những sợi tre nhỏ sao đó xấp thành 16 nan tre bóng bẩy và được uống lại cho đạt độ cong hoàn chỉnh . Lá khi xấp vào được chia làm 2 lớp là lớp trong và lớp ngoài thường thì lớp trong sẽ ít hơn lớp ngoài . Sau khi xắp xong người nghệ nhân bắt đầu công việc tiếp theo đó là đang sợi chỉ vào để cố định chiếc nón lá lại , những mũi chỉ cực kì chuẩn lần lược được đan vào vừa tạo nên vẻ đẹp cho nón vừa tạo nên sự chắc chắn . Khi người mua nhìn ở bên ngoài những vòng tròn chỉ cuộn xoắn vào các sợi tre niền tạo nên một vẻ đẹp kì bí . Nón lá thành phẩm thường có giá giao động từ 55 nghìn đồng đến 85 nghìn đồng tùy theo chất lượng của lá . Trãi qua nhiều giai đoạn lịch sữ khác nhau , những chiếc nón lá ấy cũng từ từ đi theo xu hướng và biến đổi theo . Khi xưa có nón làm bặng rơm cọng ép cứng lại  , nón thúng ngày nay những chiếc nón ấy ngày càng ít thấy và thay vào đó là những chiếc nón lá có chớp nhọn . Dù có nhiều mẫu mã , nhiều kiểu hình , nhiều màu sắc song nét chung của nó vẫn chính là bảo vệ con người chúng ta khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết , là nột người bạn của những người nông dân trong những buổi cấy lúa làm đồng mệt mỏi chưa kể đến nó vẫn có thể thay thế chiếc quạt tay và còn nhiều công dụng nửa . Ngoài các chức năng kể trên phục vụ cho con người thì đi song song với đó chính là vẻ bề ngoài của nó , nó không chỉ có nhiều công dụng mà còn có thể làm đẹp thêm cho chúng ta. Vào thời xưa những thiếu nữ ở tuổi đôi mươi mặc áo dài tà áo phát phơ theo gió thì luôn mang theo một chiếc nón lá riêng cho mình bởi nó có thể phối hợp với những cái áo dài tạo nên thêm sự duyên dáng , sự xinh đẹp cho các cô gái . Ngày nay, những chiếc nón lá thường được bán ở các khu du lịch để làm quà lưu niệm cho những vị khách nước ngoài hoặc đơn giản hơn là đội để chụp hình cho đẹp . Sự phát triển của nón đi liền với nó là những bài thơ bài ca cực hay được dựng lên từ hình mẫu chiếc nón lá quen thuộc hằng ngày . Những bài thơ , bài ca ấy có lẽ sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian .

Kết bài :

Chiếc nón lá chính là những người bạn của người Việt Nam . Không chỉ đơn thuần là một người bạn mà nó mang một giá trị nhân văn cũng như giá trị tinh thần to lớn không thể nào tính được , nó là một biểu tượng của con người Việt Nam và sẽ là một đồ vật truyền thống tồn tại cùng đất nước ta thêm vô số năm nửa ....

 Người ta thường nhắc đến câu thơ :

Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loài được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khỏi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất