thuyết minh về chiếc áo dài việt nam p/s; đừng cp mạng

2 câu trả lời

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

   Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”

      Đây là câu thơ nói lên nét đẹp tinh túy của tà áo dài Viết Nam . Nếu như ở Nhật có kimono , ở hàn có Hanbox thì Việt Nam cũng có áo dài .  

     Áo dài một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến áo dài là nhắc đến bộ quốc phục của dân tộc, với dáng yểu điệu, thướt tha tung bay trong gió.  Đối với những du khách nước ngoài chỉ cần nhắc đến nón lá, áo dài là họ sẽ nghĩ ngay đến những cô gái Việt xinh xắn, thướt tha. Áo dài còn đươc dùng trong những ngày trọng đại của con người. Cô dâu đầu đội khăn xếp, thân mặc áo dài đỏ duyên dáng, rực rỡ tràn đầy hạnh phúc. 

  Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài khiến con gái việt nam trở nên thanh lịch & đẹp đẽ còn Ở trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Tà Áo dài còn là thứ truyền cảm những cho những nhà thơ .

     "Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

      Hôm xưa em đến mắt như lòng

      Nở bừng ánh sáng em đi đến

      Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng.,,

Nhờ áo dài mà nhà thơ Huy Cận đã ngẫm ra được 1 tác phẩm . Năm 1934, một hoạc sĩ khác là Lê Phổ đã bỏ bớt giới nét lai căng và đưa vào những nét đẹp truyền thống của áo dài dân tộc, dược nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt. Những Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính .

        Áo dài, vẻ đẹp, biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi nhưng áo dài vẫn giữ vững những giá trị của nó. Chúng ta cần yêu quý, tôn trọng và có những phương thức để giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của áo dài. Đó cũng chính là cách thức để giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Em tham khảo dàn ý sau nhé:

MB:

- Giới thiệu về chiếc áo dài: Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam.

TB:

- Nguồn gốc, lịch sử của chiếc áo dài

- Cấu tạo:

+ Cổ áo

+ Thân áo

+ Tay áo

- Chất liệu làm áo dài: vải lụa, voan,..

- Trang trí, họa tiết

- Vai trò của chiếc áo dài trong cuộc sống

KB:

- Nêu suy nghĩ của em về chiếc áo dài

- Ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc

Bài viết tham khảo:

"Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa"

Từ bao đời này, áo dài đã trở thành trang phục truyền thống, thể hiện vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.