Thuyết minh về cây thông

2 câu trả lời

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

1. MB:

- Giới thiệu cây thông

2. TB:

- nguồn gốc

- cấu tạo

- thân cây thẳng đứng

- có nhiều tán

- lá cây thuộc loại lá lám

- Quả màu nâu có nhiều cánh rất đẹp

- rễ cọc

- các loại thông

- tác dụng

3. KB:

Thái độ của bản thân

* Bài làm:

Cây thông là loại cây quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Nó là loại cây đem đến rất nhiều lợi ích cho con người

Cây thông hay họ nhà Thông, có tên khoa học là Pinaceae, là dòng thực vật thuộc vào bộ Thông, cây thông lá kim. Trong họ nhà Thông gồm các loài cây nổi tiếng như thiết sam, lãnh sam, vân sam, thông thường,… Cây thông là loài cây thân gỗ, được sử dụng để lấy gỗ chế tác hoặc xây nhà. Chúng có chiều cao đáng kinh ngạc, có những cây có thể cao tới cả trăm mét. Cây thông đặc biệt nổi tiếng vì nhựa thông của chúng, loại nhựa này được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp vì tác dụng của nó.

Cây thông thường có màu xanh, tán lá thưa, ở nước ta thì cây thông chỉ cao từ 30 đến 50 mét mà thôi, thân của chúng có đường kính từ 50 đến 80cm. Các tán lá mọc thành từng nón với các kích thước khác nhau, quả thông cũng có dạng hình nón đặc trưng. Cây thông ở nước ta được phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía bắc như là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, một số ít xuất hiện cây thông Đà Lạt, Lâm Đồng, ngoài ra tại cao nguyên Lang Biang là nơi có nhiều cây thông nhất ở Việt Nam.

Có rất nhiều loại thông. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu loại thông bà lá. Đây là loài cây phổ biến nhất ở nước ta, xuất hiện chủ yếu ở cao nguyên Lang Biang. Nó là loài cây thân gỗ lớn, là cây thông lá kim điển hình với 3 lá kim được đính trên một đầu cành. Lá kim dài khoảng 20 tới 30cm, có màu xanh lục. Cây thông ba lá có khá ít nhựa, tuy nhiên nhựa cây có mùi hắc đặc trưng.

Nón của cây thông ba lá thường chín trong khoảng từ 2 đến 3 năm. Khi chín thì nón có chiều cao khoảng 10cm, rộng khoảng 5 tới 6cm. Do nó có khá ít nhựa cho nên ít khi được trồng để lấy nhựa, chủ yếu là lấy gỗ để làm đồ nội thất và gia dụng. Ngoài ra cây thông ba lá còn là nguyên liệu sản xuất bột giấy.

Cây thông ba lá lá kim vốn được phân bố rộng rãi tại các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây thông ba lá xuất hiện ở nước ta chủ yếu tại cao nguyên Langbiang từ độ cao từ 1000 đến 1700 mét so với mực nước biển. Tuy nhiên tại cao nguyên Di Linh vẫn xuất hiện được các loài thông được trồng ở độ cao dưới 1000 mét so với mực nước biển.

Ngoài cây thông ba lá lá kim được kể tới ở trên, nước ta vẫn còn sự xuất hiện của loài cây thông năm lá. Đây là loài cây có lá kim được mọc thành cụm năm lá một và có chiều dài lá từ 15 cho đến 30cm. Kích thước nón thông lớn, từ 8 đến 10cm, trong quả thông chứa khá là nhiều hạt với các kích thước khác nhau. Loài cây thông năm lá mọc ở nước ta là khá hiếm, chúng được phát hiện là đang mọc tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Có tại Mai Châu, Hòa Bình.Cây thông năm lá được tìm ở Pà Có mới phát triển không được lâu, chỉ vài năm trở lại đây mà thôi, chúng có đặc điểm khác xa so với cây thông ba lá hay cây thông Đà Lạt. Nhiều người cho rằng, loài thông năm lá này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Cây thông Đà Lạt hay còn là loài cây thông lá kim có năm lá, được trồng và xuất hiện ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Là loài cây lấy gỗ với thân cây lớn, cao hơn 35 mét, bề rộng từ 50 tới 80cm. Mỗi cành cây đều có mang 5 lá kim đặc trưng, mọc thành cụm với chiều dài lá từ 30 tới 40cm. Lá cây có răng cưa, có lỗ khí xuất hiện ở hai hàng tán lá. Nón cây thông là đơn tính, nón cái có hình trụ, có chiều dài từ 6 tới 10cm. Khi nón thông đến độ chín thì có màu đen xám, hạt của nó dài khoảng 1cm, đường kính 0,5cm.

Cây thông Đà Lạt được nuôi trồng để lấy gỗ làm đồ gia dụng và nội thất chứ không có giá trị lấy nhựa như những loài cây thông khác. Chúng có đặc điểm khác so với cây thông năm lá tại Hang Kia – Pà Có, và là loài cây hiếm có trong danh mục cần được bảo tồn của nước ta.

Cây thông có nhiều công dụng như dùng để lấy nhựa phục vụ đời sống hoặc lấy gỗ để làm bàn ghế, tủ tủ kệ,...

Như vậy, cây thông là loài cây có giá trị kinh tế tốt và có nhiều lợi ích trong các ngành công nghiệp nói chung. Tuy vậy thì cây thông ở nước ta vẫn cần được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt, không được khai thác bừa bãi dễ làm mất đi lợi ích của chúng

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh: cây thông

2, Thân bài

a, Nguồn gốc

b, Đặc điểm

c, Cấu tạo

d, Gía trị

e, Cách chăm sóc

3, Kết bài

II, Bài văn tham khảo

Mùa noel đang đến rất gần. Có lẽ vì vậy mà nhà nhà tấp nập đi mua sắm cây noel để trang hoàng cho căn nhà thêm lung linh, thêm huyền ảo. Cây thông hay họ nhà Thông, có tên khoa học là Pinaceae, là dòng thực vật thuộc vào bộ Thông, cây thông lá kim. Trong họ nhà Thông gồm các loài cây nổi tiếng như thiết sam, lãnh sam, thông thường,… Cây thông là loài cây thân gỗ, được sử dụng để lấy gỗ chế tác hoặc xây nhà. Chúng có chiều cao đáng kinh ngạc, có những cây có thể cao tới cả trăm mét. Cây thông đặc biệt nổi tiếng vì nhựa thông của chúng, loại nhựa này được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp vì tác dụng của nó. Cây thông thường có màu xanh, tán lá thưa, ở nước ta thì cây thông chỉ cao từ 30 đến 50 mét mà thôi, thân của chúng có đường kính từ 50 đến 80cm. Các tán lá mọc thành từng nón với các kích thước khác nhau, quả thông cũng có dạng hình nón đặc trưng. Cây thông ở nước ta được phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía bắc như là Sơn La, Hà Giang,...

Cây thông là cây đa dạng về chủng loại, song ở Viết Nam loại thông phổ biến nhất là thông 2 lá và thông 3 lá. Ngoài ra còn có một loại thông khá quý đó là thông 5 lá. Cây thông 2 lá (Pinus merkusii Jungh. Et de Vries) hay cây thôn nhựa. Đây là cây thân gỗ lớn, vỏ màu nâu khá dày, lá có màu xanh thẫm thường tập trung 2 lá trong 1 bẹ ở cành. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng. Cây thông 3 lá có các đặc điểm gần giống như cây thông hai lá chỉ khác ở trên đỉnh cành có 3 lá mọc thành cụm. Cây thông 5 lá ( Pinus dalatensis)  hay còn gọi là thông Đà Lạt, cây gỗ to, thường xanh. Cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim. 

Cây thông có rất nhiều công dụng. Trước hết là cây thông  dùng để lấy nhựa. Đây là một trong những công dụng điển hình khi nuôi trồng loài cây này. Nhựa thông là tổng hợp của khá nhiều chất hữu cơ khác nhau, chủ yếu trong đó là tùng hương và và tinh dầu.

Tùng hương có màu vàng, trong suốt và dễ gãy, vị đắng và mùi đặc trưng. Chúng không tan trong nước nhưng có thể hòa tan được trong các sản phẩm của benzen, xăng,… Tùng hương được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất cao su, sơn, nhựa, và một số ngành công nghiệp khác nữa.

Tinh dầu thông thì là một hỗn hợp không màu, có mùi thơm, mùi hắc đặc trưng. Được sử dụng nhiều trong y tế như thuốc bôi chữa các bệnh về viêm khớp nói chung. Ngoài ra chúng có tính sát trùng mạnh nên cũng có thể được sử dụng để làm thuốc sát trùng. Tinh dầu thông cũng có thể được sử dụng để chế tạo sơn công nghiệp, chế phẩm hóa học,…. Cây thông còn dùng để  lấy gỗ. Ngoài việc được sử dụng lấy nhựa, các loài thông như cây thông ba lá lá kim, cây thông năm lá hay cây thông Đà Lạt được sử dụng để lấy gỗ. Gỗ thông rắn chắc, có mùi thơm và dễ chế tác thành đồ gia dụng và nội thất. Vậy nên đồ nội thất từ gỗ thông rất là có giá trị kinh tế. Chủ yếu việc lấy gỗ sẽ lấy từ loài cây thông ba lá do chúng chiếm số lượng nhiều nhất nước ta so với cây thông lá kim, cây thông năm lá khác. Cây thông còn được dùng để trang trí nhà cửa, đặc biệt là vào dịp noel.

Như vậy, cây thông là loài cây có giá trị kinh tế tốt và có nhiều lợi ích nên chúng ta hãy không ngừng tăng cường trồng cây thông cũng như các loài cây khác để bảo vệ môi trường thêm xanh - sạch - đẹp!