Thuyết minh về cây phượng vĩ

2 câu trả lời

Thuyết minh về cây phượng vĩ

   Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, chắc hẳn mỗi người chúng ta đều mang cho mình một kỉ niệm đẹp đặc biệt, gắn liền với phượng vĩ. Từ bao giờ, phượng vĩ lại trở thành biểu hiện của mùa hạ và của một thời học trò. Có phải vì như thế mà phượng vĩ có cái tên chính là Hoa Học Trò?

    Nói đến một đồ vật hay một lài cây nào đó, thì trước tiên phải nói đến nguồn gốc. Nguồn gốc của cây phượng vĩ được xuất phát từ Ấn Độ Dương. Tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Phượng vĩ là một lài thực vật có hoa , hiện nay thì sinh sống ở vùng miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, Châu Á và Châu Mĩ  La Tinh. Cây phượng vĩ có rất nhiều tên gọi khác nhau. Phượng vĩ có rất nhiều tên khác nhau như là xoan tây hay điệp tây. Tên phượng vĩ là một từ Hán Việt, có nghĩa là nó giống đuôi con chim công (cách gọi tên này là theo đặc điểm của lá – những chiếc lá này xòe ra như đuôi chim phuộng). Tại VN, loài cây phượng vĩ được người Pháp thu nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỉ 19 tại các TP lớn như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Sài Gòn,…Hiện nay, phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền B vào miền N trên vỉa hè, công viên, trường học,…

   Cây phượng vĩ thường có rất nhiều loại nhu: phuộng vàng, phượng tím, vàng đỏ,.. nhưng phổ biến nhất ở đây là phượng đỏ.

   Tiếp theo thì về đặc diểm của cây phượng vĩ. Phượng là loài cây thân gỗ. Thân phượng cao từ 6-12 m. Cành dài, vươn xa, có nhiều nhánh nhỏ được tạo thành để xòe rộng ra như để che bóng mát. Lá nhỏ như lá me, thường mọc đối xứng, lá màu xanh khi rụng thì màu vàng, những chiếc lá cay phượng tuộc họ lá kép long chim. Rễ cọc thường cắm sâu xuống đất như một cái trụ để giữ cho cây chắc chắn và hút được nước để có chất dinh dưỡng đi nuôi cây, còn phần rễ cây thì nổi lên ngoằn nghèo như một con rắn. Chưa hết, hoa còn là bộ phận đẹp nhất của cây: cánh hoa phượng lớn, gồm năm cánh và có bốn cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ cam, dài tới 8cm cánh thứ  5 mọc thẳng, lớn hơn những cánh kia một chút và lốm đốm trắng. Hoa phượng mọc thành từng chùm, một bông phượng có đến vô vàn những bông hoa. Hoa phượng mọc xen kẽ nhau tạo nên một ngọn lửa đỏ rực như muốn thiêu đốt cả cây, làm bừng sáng cả một khoảng trời rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhìn thấy. Còn quả, quả là loại hạt quả đậu có màu xanh và chuyển sang màu nâu sẫm rồi rụng, quả rất cứng, CD tới 40-50cm và rộng khoảng 5cm, dẹt, hai mảnh vỏ xếp lại chứa nhiều hạt lên phía trên.

   Tiếp đến là đặc điểm sinh trưởng của loài cây này. Cây phượng trồng bằng cách ươm hạt và nảy mầm phất triển nhanh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du nhưng vùng có khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khỏe, phát triển nhanh, ko kén đất, rất dễ trồng. Tuy nhiên nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao vì cây trồng chỉ được từ 30 - 40 tuổi là đã già cỗi, thân lại có dấu hiệu muc rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công cây.

   Cuối cùng thì phải có công dụng và ý nghĩa. Trước tiên thì nói đến công dung của cay phượng vĩ. Vì cành lá to và dài nên che bóng mát và tạo không khí trong lành, mạnh mẽ cho mọi người xung quanh khi ngồi dưới gốc cây. Còn làm cho phố phường, trường học,.. thêm đẹp hơn. Phượng vĩ còn là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học. Còn nữa, thân cây dùng để lấy gỗ, tạo nên đồ nội thất trong gia đình. Rễ cây còn có công dụng ít ai ngờ tới là dùng làm thuốc.

    Tình cảm của con người đối với cây phượng dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể diễn tả hết. Phượng nở không chỉ là một mùa hoa, phượng nở gọi về bao kí ức tươi đẹp, gọi một thời ngây thơ, trong sáng và làm sống dậy cái phần ngủ quên bấy lâu trong tâm hồn mỗi người.

Chắc hẳn ai đã từng đi qua tuổi học trò đều thấy nhớ, thấy thương một thời áo trắng mộng mơ, ngây thơ mà trong sáng. Tuổi học trò gắn liền với biết bao nhiêu kỉ niệm, nhưng có lẽ kỉ niệm bên những gốc phượng có thể sẽ không bao giờ quên. Mỗi khi tiếng ve râm ran trong các vòm lá, khi ánh nắng như rót vàng rót mật xuống trần gian thì cũng là lúc hè về, phượng nở. Phượng nở mang theo hoài niệm, nỗi nhớ thương vơi đầy, là người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh. Có lẽ vì thế mà người ta gọi phượng với một cái tên âu yếm “cây học trò”.

Phượng là loài cây thân gỗ. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con rắn bò ngoằn ngoèo. Thân phượng rất cao, từ 6 – 12 mét. Cây bé thì chiều ngang bằng một vòng tay người lớn, còn cây to thì hai người ôm mới xuể. Thân cây màu nâu sẫm đầy những vết sần, cục u nhuốm màu thời gian. Từ thân mọc ra nhiều cành to và nhỏ như những cánh tay vươn ra tứ phía để đón ánh nắng mặt trời. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông ra như những chiếc ô khổng lồ. Vì thế phượng được trồng nhiều ở trên đường, trong công viên sân trường vừa để làm đẹp, vừa cho bóng mát. Hoa phượng có năm cánh to, mỏng, mịn như nhung, màu đỏ thắm hoặc đỏ cam. Cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với bốn cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Phượng nở rực rỡ nhất vào tháng Sáu. Hoa phượng mọc thành từng chùm to, mỗi cành lại có nhiều chùm như thế, trông xa như những đốm lửa khổng lồ. Ở giữa hoa là nhuỵ hoa có hình bầu dục, dài và cong. Tụi học trò thường lấy nhụy hoa để chơi chọi gà vào những giờ ra chơi. Những cô bạn gái dịu dàng còn lấy cánh hoa phượng ép trong cuốn nhật ký để lưu giữ những kỷ niệm, hoặc là:

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu”

(Phượng hồng) Hết mùa phượng nở, quả phượng bắt đầu phát triển. Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm. Bên trong là hạt phượng có thể rang lên để ăn hoặc làm củi đốt.

Ở Việt Nam, phượng được trồng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng. Ở Hà Nội, ven Hồ Tây có “con đường hoa phượng” vì có mấy trăm cây phượng được trồng hai bên đường, đem đến vẻ đẹp rực rỡ cho thủ đô mỗi khi hè về. Còn Hải Phòng được mệnh danh là “thành phố hoa phượng đỏ”.

Cây phượng từ xưa đến nay đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác:

“Cánh phượng hồng.. còn ép hoài trang vở

Mỗi hè về.. nỗi nhớ lại miên man

Tuổi thanh xuân.. lời thương ấy nồng nàn

Những kỉ niệm.. vẫn ngập tràn rung động”

(Phượng hồng – Quốc Phương)

Hay

“Xin em giữ mãi khung trời hạ

Để phượng đừng phai nhạt sắc hồng

Mai mốt anh về ươm giọt nắng

Cho cành phượng thắm trổ thêm bông”

(Giữ hạ - Quốc Phương) Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã lấy sắc đỏ của hoa phượng để đặt tên cho tập truyện ngắn “Hạ đỏ” của mình. Không phải nghiễm nhiên mà hoa phượng được mệnh danh là “hoa học trò”. Không phải là sắc tím biếc thủy chung và nhanh tàn như hoa bằng lăng, hoa phượng rực rỡ suốt mùa hè, suốt một mùa thi, chở cả bao hoài niệm, ước mơ của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng đơm bông, học trò cuối cấp lại rưng rưng nỗi nhớ, trào dâng nỗi xúc động xốn xang:

“Hoa phượng đỏ sân trường như muốn nói

Mùa chia ly đỏ chói giấc mơ đầu” Ngày tổng kết, ai cũng đội trên đầu mình được vòng được kết từ hoa phượng nhưng ý nghĩa vô cùng. Cây phượng đứng ở giữa sân trường như bác bảo vệ già ngày ngày che mát cho sân trường, cho lũ học trò vui đùa thỏa thích

“Hoa học trò” cứ thế khẳng định vị trí của mình trong đời sống học trò nói riêng và con người nói chung. Sắc đỏ rực rỡ đã làm say đắm bao tâm hồn nhiều thế hệ. Nếu ai đã từng đi qua quãng đời học trò chắc hẳn đều ghi nhớ những kỉ niệm gắn với cây phượng thân yêu.