thuyết minh về cái trống trường giúp mk vs có nguồn gốc đặc điểm ,cấu tạo ,tính chất công dụng ,vai trò ,ý nghĩa cách gữi gìn, bảo quản

2 câu trả lời

" Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè" là bài hát quen thuộc của mỗi người học sinh. Trống trường là luôn luôn gần gũi với mỗi đời học sinh, trống trường được làm như thế nào, và ý nghĩa của nó.

Người ta  hay gọi trống trường là trống cái. Nó trước kia là một nhạc cụ có kích thước lớn. Từ là một nhạc cụ nó trở thành vật dụng dùng trong các lễ hội như múa lân. Trống thường đi theo bộ mỗi loại lại có chức năng khác nhau và trống cái luôn luôn đảm nhận nhiệm vụ chính trong bộ trống.

Trống trường có hình trụ bầu bầu ở giữa, 2 mặt trụ phẳng được bịt da trâu hoặc da bò chắc chắn có đường kính từ 50cm trở lên. Thân trống được làm bằng gỗ mít chất lượng cao. Một số trống trên thân có dây đeo để dễ dàng vận chuyển. Kích thước của trống trường khá linh hoạt, tuy nhiên nhỏ nhất thì có đường kính từ 50 cm trở lên để phát ra âm thanh đủ lớn cho cả trường đều nghe.

Trống trường có âm thanh trầm và vang. Bạn có thể dùng một chiếc dùi để đánh vào trống cho âm thanh được phát ra. Tuy nhiên, đánh sao để âm thanh được to và rõ thì cũng cần có phương pháp. Cách thứ nhất là đánh vào giữa mặt trống, cách thứ là đánh vào rìa mặt trống, cách cuối cùng là đánh vào thân trống, cách này âm thanh sắc nét nhất nhưng không vang như 2 cách đầu tiên.

Trống thì có thể xuất hiện nhiều trong các lễ hội, trống còn xuất hiện trong các đoàn múa lân, và còn hiện hữu nơi trường. Khi mỗi tiếng trống trường vang lên là bắt đầu buổi học hay kết thúc một tiết học, buổi học. Nhưng có lẽ tiếng trống trường để lại ấn tượng nhất đối với mỗi người học sinh là tiếng trống khai giảng đầu tiên trong đời. Mỗi khi nghe tiếng trống trường là lại làm cho chúng ta bồi hồi, xúc động.

Mỗi thế hệ học sinh đều luôn yêu quý và trân trọng trống trường. Tiếng trống trường luôn luôn in dấu sâu đậm trong mỗi con người.

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.