thuyết minh về cái phích ( ngắn gọn hoii nha)

2 câu trả lời

Nếu như ấm điện là vật dụng tiện lợi dùng để đun sôi nước thì phích nước lại là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình giúp giữ nhiệt độ nóng cho nước được lâu hơn, giúp con người tiết kiệm thời gian và công sức mỗi lần sử dụng. Chiếc phích nước cũng từ đó trở thành một đồ dùng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Có thể nói, hình ảnh chiếc phích nước đã có mặt từ rất lâu đời và là vật dụng gắn bó mật thiết đối với đời sống của con người. Bởi người dân Việt Nam xưa và nay có một nét văn hóa thật đẹp đó là truyền thống “ hiếu khách”, mỗi khi có khách đến nhà chủ nhà sẽ rót nước sôi trong phích để pha bình trà mời khách và cùng nhau trò chuyện. Chiếc phích nước cũng từ đó luôn luôn có mặt như một vật dụng thiết yếu, giúp duy trì những nét đẹp văn hóa của người Việt, cũng như luôn có sự thay đổi để thích ứng với nhu cầu của con người thời hiện đại.

Chúng ta thường gọi là “phích” nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết từ mượn này là xuất phát từ tiếng Pháp để chỉ một chiếc bình hình trụ đứng dùng để đựng nước.

Phích nước hiện nay được các doanh nghiệp sản xuất ra rất đa dạng về chủng loại, kích thước và kiểu dáng bắt mắt. Ngoài công dụng để giữ nhiệt độ nóng cho nước từ xưa tới nay chúng ta biết tới, thì ngày nay những chiếc phích nước hiện đại còn có thêm chức năng mới đó là giữ nhiệt độ lạnh cho nước. Quả thật chiếc phích nước qua quá trình sử dụng đã được cải tiến rất nhiều để phù hợp hơn với thị hiếu người sử dụng. Với kích thước to nhỏ khác nhau, loại cao, loại thấp và dung tích chứa từ 0,5-2,5 lít nước bên trong, thật tiện lợi và giúp phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.

Về cấu tạo và chất liệu làm phích, mỗi chiếc phích dù là to, nhỏ hay cao thấp thì nhìn chung đều có những bộ phận chính sau đây: vỏ phích, thân phích, quai phích, tiếp đến là bộ phận tay cầm, nút đậy phích và bộ phận trong cùng giúp giữ nhiệt độ nước thật lâu đó là bộ phận ruột phích. Nếu như những chiếc phích ngày xưa thường được làm bằng những vật liệu dễ bị gỉ, nguy hiểm cho người dùng và nhanh bị hỏng thì với công nghệ hiện đại ngày nay, mỗi chiếc phích ra đời luôn mang lại sự hài lòng cho người sử dụng. Cụ thể đó là các vật liệu được dùng làm phích thường là những loại nhựa cứng hoặc kim loại cách nhiệt có độ dày và bền cao, ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng một lớp bạc bóng giúp giữ nhiệt cho nước được lâu hơn. Các bộ phận như vỏ phích, thân phích, quai phích và tay cầm đều ưu tiên làm bằng nhựa hoặc kim loại cách nhiệt, chống gỉ để đảm bảo độ bền đẹp và an toàn cho người sử dụng. Bộ phận nút phích được thay thế từ gỗ sang nắp đậy bằng nhựa để an toàn và tránh hơi nước bị tỏa nhiệt ra bên ngoài.

Cách sử dụng và bảo quản phích nước cũng là một vấn đề mọi người nên lưu ý. Về cách sử dụng phích nước có một mẹo nhỏ mà người dùng nên lưu ý để tránh việc vỡ và nứt tách ruột phích thủy tinh bên trong, đó là đối với phích mới mua chúng ta nên cho nước ấm tráng qua trước hoặc ngâm nước ấm trong thời gian khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi. Việc làm rất quan trọng giúp tránh xảy ra hư hỏng phích khi vừa mới mua phích về.

Mọi người nên lưu ý những cách thức hữu ích giúp bảo quản phích nước để bảo quản phích được lâu và hơn thế là giúp hạn chế những tác hại xấu xảy ra với trẻ em và những người xung quanh.

Thứ nhất đó là để đảm bảo phích nước luôn sạch sẽ và ruột phích được bền, người dùng nên thường xuyên làm sạch phích bằng cách cho vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại và lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong.

Lưu ý thứ hai trong việc giúp bảo quản nhiệt cho nước bên trong phích lâu ngày, người dùng cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên đổ một lượng nước vừa phải để còn chỗ trống đậy nắp phích. Chú ý vặn nắp phích chặt để tránh nước bị thoát nhiệt ra bên ngoài.

Để tránh những rủi ro không đáng có cho trẻ em, người lớn nên đặt phích nước ở một nơi an toàn, đặc biệt là để xa tầm tay của trẻ em để tránh bị đổ nước và gây bỏng cho con em mình.

Hiện nay trên thị trường có bán những chiếc khay để phích chuyên dụng ở các cửa hàng tạp hóa để bảo quản phích nước an toàn hơn, vừa giúp tránh các tác nhân bên ngoài va đập mạnh vào phích gây đổ vỡ ruột phích và vừa có thể tránh gây đổ phích gây bỏng cho những người xung quanh, mỗi gia đình nên sự tắm số lượng khay theo số lượng phích có ở nhà cho an toàn nhé!

Tóm lại chiếc phích nước là một vật dụng vô cùng quen thuộc và mang lại thật nhiều lợi ích cho con người bất kể thời xa xưa hay trong thời kỳ hiện đại. Bởi vậy, mỗi gia đình nên sắm cho ngôi nhà của mình ít nhất một chiếc phích nước giữ nhiệt nóng và lạnh để giúp tiết kiệm được thời gian, công sức mỗi khi có nhu cầu sử dụng.

Chiếc phích nước có lẽ là một đồ dùng quen thuộc có thể tìm thấy trong bất kì gia đình nào. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về vật dụng luôn gắn bó với ta trong cuộc sống hằng ngày này.

Phích nước hay còn gọi là bình thủy, là một vật dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm. Phích nước được phát minh bởi một nhà vật lí người Anh năm 1892. Ông đã cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton và từ đó chúng ta có chiếc phích nước ngày nay.

Phích nước gồm có hai phần chính là ruột và vỏ. Vỏ phích hình trụ, chiều cao và kích thước khá phong phú, đa dạng, tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại, thường được trang trí thêm hoa văn trên thân phích. Đi kèm với vỏ phích là nắp phích. Nút phích có hai loại, loại nút có ren tương ứng với phích nhựa và nút gỗ tương ứng với phích kim loại. Nút phích giúp nước bên trong không truyền nhiệt ra ngoài và không bị trào. Nắp phích bảo vệ nút phích, ngăn cho trẻ em không làm đổ nước và còn có thể dùng làm cốc uống nước. Ngoài ra còn có quai phích ở bên trên giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn, quai cầm ở dưới thì tiện cho việc rót nước. Đế phích hình tròn, nằm ở dưới cùng, là bộ phận giữ cho phích đứng vững và bảo vệ ruột phích. Hiện nay, công nghiệp phát triển, người ta ưa chuộng vỏ phích làm bằng nhựa vì vừa rẻ lại bền. Phần ruột phích làm từ thủy tinh tráng bạc, có tác dụng giữ nhiệt. Môi trường chân không giữa hai lớp thủy tinh giúp nước có thể giữ nhiệt ở mức tối đa nhất. Trong 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100 độ C còn giữ được 70 độ C.

Chiếc phích nước rất hữu ích để ta giữ nước sôi khỏi nguội. Nước giữ trong phích thường dùng để pha trà, pha cà phê hoặc pha mì ăn liền. Sáng sớm, các cụ già dùng nước nóng pha trà, vừa thưởng thức vừa trò chuyện. Khách đến nhà thì đã có sẵn nước trong phích, không phải đốt than thổi lò để đun. Với những người bận rộn, nước sôi lúc nào cũng sẵn sàng trong phích để pha mì, phở. Thế mới thấy chiếc phích nước tiện dụng đến mức nào.

Khi sử dụng phích nước, lúc mở nắp rót nước vào và dùng xong ta nên đập ngay nắp lại để tránh bốc hơi nhiệt. Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn, ta không nên rót đầy mà chừa lại một khoảng trống giữa nước sôi và nắp phích để cách nhiệt. Nếu rót đầy nước sôi, nhiệt sẽ dễ truyền ra vỏ phích. Khi mới mua phích về, ta chỉ nên rót nước từ 50- 60 độ C, rót ngay nước sôi sẽ dễ làm vỡ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất nên khi mua ta cần chú ý xem xét kĩ, tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn không. Nếu ruột phích bị hỏng, ta chỉ cần thay cái mới là lại có thể tiếp tục sử dụng.

Để phích được lâu bền, trước lần sử dụng đầu tiên, ta cần tráng rửa sạch phích. Lúc rót nước thì nên rót từ từ để ruột thích nghi với nhiệt độ cao. Ngoài ra, ta có thể đóng thêm một chiếc khung gỗ để bảo vệ phích. Nên đặt phích ở nơi cao, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa tầm tay trẻ em vì nước sôi có thể gây bỏng. Chiếc phích có giá thành khá rẻ, chỉ tầm vài chục ta đã có ngay một cái. Loại phích thông dụng và nổi tiếng nhất hiện nay là phích Rạng Đông.

Hiện nay có nhiều loại bình nhiệt dùng để giữ nước ấm nhưng phích vẫn sẽ mãi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hiểu rõ công dụng của chiếc phích, hi vọng các bạn sẽ cố gắng giữ gìn và bảo vệ để phích được lâu bền.

#Nhimato

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì?

0 lượt xem
2 đáp án
2 phút trước