• Thuyết minh về cái nón • (m.n tự lm bài văn hoặc dàn ý cx đc ạ )

2 câu trả lời

                                “Ai ra xứ Huế mộng mơ

                          Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.”

       Đã từ lâu,bên cạnh chiếc áo dài truyền thống là hình ảnh những chiếc nón lá tuy giản dị nhưng vô cùng tinh tế.Nón lá đã trở thành một chất liệu quen thuộc trong thơ ca,lại chính là vật dụng quen thuộc của người dân đất Việt

            Chiếc nón lá xuất hiện từ rất lâu đời,hình ảnh tiền thân của nó đã xuất hiện trong các hình ảnh điêu khắc trên trống đồng vào khoảng 2500-3000 năm TCN.Từ xa xưa,chiếc nón lá luôn gắn liền với con người VN nói riêng và các nước trong khu vực châu Á nói chung,từ công việc đồng áng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường.Để tạo ra một chiếc nón lá giản dị như vậy đòi hỏi một sự tỉ mẩn và kì công vô cùng lớn

           Trước hết,phần khung của nón lá được tạo thành bởi 16 nan tre được vót cho thật nhỏ và nhẵn bóng,sau đó người thợ sẽ uốn chúng thành những vòng tròn với đường kính từ lớn đến nhỏ.Vòng khung có đường kính lớn nhất vào khoảng 50cm và nhỏ nhất thì chỉ bằng một đồng xu,được xếp dần lên tạo thành hình chóp nhọn.Tiếp đó,người thợ sẽ phủ lên khung nón nhiều lớp lá. Lá được dùng trong khâu này có thể là lá dừa hoặc lá cọ,nhưng lá cọ thường chiếm ưu thế hơn bởi độ đẹp và chắn chắc trong gia công.Lá cọ được chọn phải non vừa độ,gân lá phải còn xanh còn màu lá phải có màu trắng xanh.Lá được sấy trên bếp than,sau được phơi sương từ hai đến bốn giờ cho mềm,rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng.Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm

             Sau khi người thợ xếp lá thành những lớp khít và đều nhau,công việc tiếp theo phải làm là chằm nón.Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo,dai,săn chắc và phải có màu trắng trong suốt.Các lá nón không được xộc xệch,đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp.Sau khi hoàn tất mọi công đoạn,người thợ còn phết lên mặt nón một lớp dầu bóng rồi mang đi phơi khô,vừa giúp nón thêm phần đẹp,lại giúp nón có thể được sử dụng bền lâu.Khoảng nan tre thứ 3 hoặc thứ 4 bên trong mặt nón,người dùng thường kết chỉ ở hai bên đối xứng để có thể buộc thêm những dải lụa nhiều màu sắc làm quai,vừa giữ nón không rơi rớt trong quá trình sử dụng,vừa tăng sự duyên dáng cho người sử dụng

            Chiếc nón lá là người bạn thân thiết trong lao động và sinh hoạt. Người nông dân ra đồng cũng mang nón lá,bà hay mẹ đi chợ cũng không thể quên, hay có việc ra ngoài giữa trưa nắng gắt cũng tiện tay mang chiếc nón lá theo cùng,…....Nón lá che mưa,che nắng rất tốt nên rất được ưa chuộng.Không những thế,trong những buổi trưa hè oi bức,chiếc nón lá đôi khi được thay thế cho chiếc quạt nan,xua tan đi cái nóng ngột ngạt.Chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc trong các điệu múa dân gian, là thi liệu trong thơ ca nhạc họa,…..........hay chỉ đơn giản hơn,một chiếc nón lá kết hợp với một tà áo dài cũng đủ để lột tả vẻ đẹp kiều diễm của người phụ nữ Việt Nam

           Dù xã hội có hiện đại,dù có nhiều loại nón mũ khác ra đời,chiếc nón lá cũng dần ít được sử dụng.Nhưng hình ảnh chiếc nón thân quen ấy luôn tồn tại trong tâm hồn người Việt Nam như một nét đẹp văn hóa lâu đười không thể xóa nhòa

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ man về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi ni long mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. 

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.