thuyết minh về cái nồi cơm điện ( không chép mạng) giúp mình với ạ..

2 câu trả lời

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính trong những đồ vật được con người phát minh mang lại tình hữu ích cho con người phải nhắc đến nồi cơm điện. Không thể phủ nhận được rằng, chiếc nồi sử dụng điện giúp nấu cơm chín nhanh hơn, cơm ngon và không cần phải tốn thời gian theo dõi như chúng ta nấu những các bếp khác.

Theo tài liệu ghi lại thì ta biết được từ thế kỷ 20 con người đã có ý định dùng điện để nấu chín gạo, tức là vào giai đoạn Âu hóa. Và ta như thấy được chính vào những năm 1940, thì lúc này ta như thấy được công ty Mitsubishi nghiên cứu và sản xuất ra nồi cơm điện sơ khai. Và lúc này đây thì ta như thấy được chính chiếc nồi gắn thêm dây điện truyền nhiệt nhưng chưa có chức năng tự động như ngày nay. Chiếc nồi lúc này cũng như đã nhờ sức nóng truyền từ dây điện để nấu chín gạo trong nồi. Đặc biệt ta như thấy được, chính với thời kì sơ khai này chiếc nồi cơm điện phải tốn thời gian theo dõi vì vậy việc tiêu thụ rất chậm chạp biết bao nhiêu.

Thế rồi, trải qua một thời gian nghiên cứu và phát triển thêm chiếc nồi cơm điện hoàn chỉnh vào năm 1970. Và lúc,à chiếc nồi đầu tiên được hoàn chỉnh nó dường như cũng đã đến tận tay những bà nội trợ trên toàn thế giới. Có thể công nhận được đây chính là một sự nghiên cứu và thành quả đáng tự hào của người Nhật Bản. Thông qua đây ta cũng như đã có thể khẳng định nguồn gốc nồi cơm điện từ đất nước Nhật Bản.




Trong số các vật dụng quen thuộc mà chúng ta sử dụng hằng ngày, nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng không thể thiếu, là cánh tay “đắc lực” của không ít các bà nội trợ.

Nồi cơm điện có nguồn gốc từ Nhật Bản, là một thiết bị gia dụng tự động được thiết kế để nấu cơm bằng cách dùng nước hấp hơi làm chín gạo. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm lần đầu xuất hiện vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử sản xuất thành công một loại nồi cơm điện thực hiện chức năng làm chin cơm nhờ chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng hơi. Tuy nhiên, thiết bị này rất bất tiện, nó đòi hỏi người sử dụng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến thành chiếc nồi có hai lớp, ở đó hơi nước được sử dụng như một bộ phận hẹn giờ đã khắc phục hầu hết nhược điểm của chiếc nồi cơm điện trước đó. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và gần như có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để kết nối điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt. Ruột nồi là nơi chứa gạo, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Thiết bị cảm ứng có vai trò đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn