thuyết minh về bút chì đi ạ không chép mạng nhaaaaaaa

2 câu trả lời

Trong suốt quãng thời gian cắp sách, mỗi học sinh chúng ta đều tung tăng đến trường với những người bạn vô cùng quen thuộc và thân thiết: Hộp bút, thước kẻ, bút bi. Trong số những dụng cụ học tập đầy hữu ích đó, người học sinh không thể không nhớ đến những chiếc bút chì đáng yêu, xinh đẹp ngày ngày vẫn cùng chúng ta đến trường, đến lớp để bay trong biển trời tri thức bao la.

Tôi cứ luôn nghĩ rằng bút chì mới được người ta phát minh ra cách đây không lâu, nhưng đến khi tìm hiểu thật kĩ lưỡng cho bài viết văn trên lớp, tôi mới “sáng mắt ra”.

Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này. Vào năm 1564, Borrowdale Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Sau khi khai thác mỏ than chì này, việc dùng graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Hồng Hà, Thiên Long, … đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay … đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú đáng yêu. Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi không còn cần thiết nữa, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Cùng với sách, vở bút chì là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. Dùng xong cần phải cất cẩn thận vào hộp để tránh thất lạc. Đặc biệt là đối với những chiếc bút chì bấm, ta cần hết sức lưu ý để ngòi không bị gãy, không bị ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng nhất của bút.

Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi, không chờ ai một ai cả. Các cô cậu học trò đã lớn dần theo năm tháng, chỉ còn mỗi bút chì là vẫn thế. Nó vẫn mải miết, vẫn miệt mài vẫn luôn đồng hành cùng các tà áo trắng. Bút chì đối với mỗi chúng ta vẫn luôn là người bạn bé nhỏ, thân thiết, gắn bó, đáng yêu, đáng quý. Không ai là không trải qua quãng đời học trò mà không có cậu bút chì tung tăng, gần gũi bên cạnh. Vì vậy, bút chì luôn luôn có trong kí ức và tâm hồn mỗi người mỗi khi nhắc đến thời hoa nắng. Hãy luôn trân trọng và gìn giữ người bạn nhỏ đáng yêu của mỗi chúng ta, các bạn nhé.

Thời học sinh gắn liền với nhiều kỉ niệm và những vật dụng khác nhau. Những vật dụng đó tưởng chừng vô cùng nhỏ bé, đơn sơ nhưng chính nó đã góp một phần quan trọng làm nên những thành công to lớn của chúng ta sau này. Một trong những đồ dùng mà ai cũng biết, cũng đã từng sử dụng trong thời học sinh chính là chiếc bút chì. Từ thời La Mã cổ đại, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp đã sử dụng thanh kim loại gọi là stylus để viết trên giấy làm từ vỏ cây papyrus. Đó được coi là tiền thân của chiếc bút chì hiện nay. Đến năm 1564, than chì graphite được lịch sử ghi nhận sử dụng tại Borrowdale, Anh. Từ đó về sau, người ta đã nghiên cứu và sản xuất lần đầu tiên tại Nürnberg, nước Đức năm 1662. Từ đó đến nay, trải qua mấy trăm năm, chiếc bút chì đã được cải tiến rất nhiều và trở nên đa dạng, tiện lợi, giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Chiếc bút dài có một gang tay và to bằng ngón tay út người trưởng thành. Nó có hình trụ dài, nhỏ gọn bao gồm hai đầu: một đầu là ngòi chì được gọt nhọn để viết nét chữ trên giấy; đầu còn lại có gắn một cục tẩy nhỏ dùng để xóa những nét chữ viết sai. Cấu tạo của chiếc bút gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm bằng nhựa hoặc gỗ tùy từng loại bút. Ngoài thân bút có in những hình họa tiết bắt mắt khác nhau để người sử dụng có nhiều sự lựa chọn tùy vào sở thích của mình. Phần ruột là khúc chì dài nằm gọn trong phần vỏ. Trước đây, phần ruột này là một khúc chì liền mảnh thuôn dài, mỗi khi viết mòn đầu chì, người dùng phải dùng dụng cụ gọt bút chì để gọt phần đầu chì đó cho nhọn để tiện viết. Sau này, con người đã cải tiến chiếc bút, người ta gọt nhọn sẵn những khúc chì nhỏ và nối nó với nhau thành một chiếc ruột dài, mỗi khi viết mòn đầu chì này, người ta chỉ việc đổi sang đầu chì khác. Những năm gần đây người ta còn phát minh ra loại bút chì kim; loại bút chì này có vỏ bên ngoài làm bằng nhựa, bên trong được cấu tạo, lắp ráp bởi thanh kim loại nhỏ có chức năng giữ cho ngòi chì không dịch chuyển để khi viết nét chữ được đẹp. Bên cạnh đó, người ta còn có hẳn một ngòi chì với những ngòi chỉ nhỏ bằng cái kim và dài để người dùng tiện sử dụng mỗi lần hết ngòi mà không phải bỏ đi chiếc bút. Chiếc bút chì gắn bó với mọi thế hệ học sinh từ những nét chữ đầu tiên. Từ hồi mẫu giáo, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ những nét nguệch ngoạc đầu tiên rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Từ những trang vở, những dòng viết, nét chữ ấy cũng để lại cho chúng ta nhiều kỉ niệm quý giá. Khi nét chữ chúng ta cứng cáp hơn, ta chuyển sang dùng bút mực thì bút chì lui về làm người bạn trong những giờ học vẽ. Nó cho ta những bức tranh, những sự vật qua đường nét vụng về nhưng đáng yêu. Đối với người họa sĩ, bút chì như một người bạn thân thuộc gắn bó với họ hằng ngày và là công cụ kiếm tiền hữu ích nuôi sống bản thân họ. Một trong những đặc điểm khiến cho bút chì gần giũ với đời sống chính bở những tính tiện lợi của nó. Trên thị trường, một chiếc bút chì có giá thành khá rẻ: dao động từ 3 nghìn đồng trở lên đến vài chục nghìn. Chính nhờ việc giá thành rẻ nên mọi người thoải mái lựa chọn và sử dụng. Mỗi ki viết sai hoặc cần chỉnh sửa nét chữ, ta chỉ cần dùng cục tẩy và xóa nét đó đi rồi viết lại nét mới vô cùng tiện lợi lại không mất đi tính thẩm mĩ, vượt trội hơn hẳn so với những loại bút khác. Với những ưu điểm vượt trội của mình, từ bao năm nay chiếc bút chì vẫn giữ vững được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống và giúp đỡ bao thế hệ con người thành tài. Không chỉ bây giờ mà ngay cả sau này, bút chì mãi chiếm vị thế quan trọng trong lòng những học sinh như chúng ta.