Thuyết minh chiếc thùng rác

2 câu trả lời

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

{Biểu hiện}
Môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…

{-Chỉ số chung}
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

{-Ô nhiễm môi trường nước}
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

{-Ô nhiễm môi trường không khí}
{-Ô nhiễm môi trường đất}
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m⊃3;, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

{Nguyên nhân}
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

{-Sự thiếu ý thức của người dân}
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

{- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả}
{- Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ}
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

{Hậu quả}
Điều này đã để lại hậu quả gì?

{-Làng ung thư}.
{-Tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí???}
{-Tài nguyên sinh vật cạn kiệt}
{-Thiếu nước sinh hoạt.}
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…

{Hướng giải quyết}
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

{Tổng kết - Nhận xét riêng của bản thân}
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!

Bạn đừng tưởng rằng ở thế kỷ 21 này, chỉ có tivi, điện thoại di động, máy tính xách tay và dầu gội đầu mới thay đổi nhanh chóng. Thùng rác hiện nay cũng nằm trong số các sản phẩm kỹ thuật cao và cũng được nâng cấp không ngừng.

Ở châu Âu, khi dẫn khách vào nhà, người ta khoe phòng ngủ, phòng tắm và thùng rác. Còn ở châu Mỹ, người ta hỏi nhau đã ly dị hay chưa và đã đổi thùng rác mới hay chưa. Dân Pháp có câu tục ngữ “Cho tôi xem thùng rác anh ra sao, tôi sẽ biết anh là kẻ như thế nào”.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số kiểu thùng rác hiện đại ở vài quốc gia để các bạn có một nhận thức toàn diện về vấn đề này.

Mỹ: Nước Mỹ có rất nhiều loại thùng rác với đủ kích cỡ khác nhau. Có thùng to đến mức bỏ vừa một chiếc xe tăng, nhưng cũng có loại thùng bé xíu đặt trong phòng ngủ, chỉ bỏ lọt chiếc nhẫn cưới.

Nước Mỹ có luật những gì trong thùng rác là bí mật quốc gia, cho nên tất cả các công nhân vệ sinh đều được FBI kiểm tra lý lịch. Khi chơi với một người Mỹ, ta có thể biết được kẻ đó ăn gì, mặc gì, đi xe gì, nhưng chả bao giờ hiểu anh ta vứt đi cái gì. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất có những buổi đấu giá thùng rác, vì theo họ, có nhiều thùng đã thuộc về lịch sử. Nếu bạn nhìn một cô gái tắm, bạn có thể được khuyến khích, nhưng nhìn vào thùng rác, bạn có khả năng đi tù.

Singapore: Tại sao Singapore sạch bóng? Tại vì ở đảo quốc này, mỗi khi bỏ một thứ vào thùng rác, nó sẽ in ra một cái biên lai. Căn cứ vào lượng biên lai nhiều hay ít mà bạn được thăng chức và được hưởng sự tôn trọng của xã hội. Ví dụ: muốn lên làm giám đốc phải có năm trăm biên lai, muốn đóng vai chính trong phim truyền hình phải có một ngàn hai trăm lẻ ba biên lai, khi các cô gái đăng báo tìm bạn trai, họ cũng viết: “Cần đứng đắn, ngoại hình tốt, học thức cao và nhiều biên lai đổ rác”.

Chính vì thế, dân Singapore suốt ngày lùng sục rác để bỏ vào thùng. Thậm chí, bạn sểnh ra cái gì là kẻ khác vớ lấy, cho vào thùng rác ngay. Quốc gia này là nơi duy nhất trên thế giới có rác giả, hoặc rác đóng gói sẵn, bán trong siêu thị, bà con mua để bỏ vào thùng.

Pháp: Dân Pháp nổi tiếng lãng mạn. Các chàng trai có thể hẹn cô gái: “Bảy giờ tối nay anh chờ em ở thùng rác thứ ba” hoặc các cô gái có thể viết thư cho chàng trai: “Em không bao giờ quên phút chúng ta cầm tay nhau trên thùng rác”.

Do đó, các thùng rác ở Paris đều có tẩm dầu thơm và có chỗ cắm hoa. Những cuộc thi “Hoa hậu đổ rác” hoặc “Siêu mẫu quét rác” được tổ chức thường xuyên, có rất đông bạn trẻ tham gia. Những khẩu hiệu về rác giăng khắp nơi, kiểu như: “Rác, một phần tất yếu của cuộc sống” hoặc: “Dù bạn làm gì, dù bạn là ai, bạn cũng cần có rác của đời mình”. Đã có nhiều buổi biểu diễn “Thời trang rác” hoặc những đêm hòa nhạc mang tên “Rác đầy sao”.

Đức: Dân Đức vô cùng chính xác. Nếu bỏ một thứ vào thùng rác mà thứ ấy không phải rác sẽ bị phạt rất nặng, do đó ở Đức có nhiều phiên tòa, xét xử một đồ vật có phải rác hay không.

Thùng rác ở Đức cực kỳ hiện đại, có khả năng tái chế tại chỗ, do đấy nhiều kẻ bỏ rác vào thùng, sau mười lăm phút quay lại lấy ra thứ mới. Thậm chí, có thể bỏ vào một tivi cũ rồi lấy ra hai tivi hiện đại hơn. Nhiều tài sản ở Đức, do đó không phải có nhờ mua, mà nhờ rác cung cấp. Không kẻ nào được đánh đập hoặc xúc phạm nhân phẩm rác. Có cả những chàng trai cực đoan cưới thùng rác làm vợ vì theo họ, chưa hề có rác phản bội hoặc rác ngoại tình.

Đức cũng là quốc gia duy nhất có bảo tàng rác, khách đến tham quan bàng hoàng nhận ra nhiều thứ mình rất quý đã bị vứt vào sọt rác từ lâu. Có nhiều đề tài tiến sĩ được công nhận ở Đức với tựa đề “Rác và các ảnh hưởng tiêu cực tới triết học” hoặc “Khảo sát về bản chất rác trong thời đại Phục hưng” hay “Vai trò to lớn của rác trong Đệ tam đế chế”. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định phát minh cao nhất của loài người là phát minh ra rác. Một số rác được dùng để đặt tên cho các công trình.

Nhật Bản: Dân Nhật coi rác là tài sản cá nhân. Do đấy rác nhà ai nhà ấy bỏ, và đi đâu họ cũng mang theo rác về tận thùng của mình. Đã có nhiều vụ đánh cướp rác hoặc ăn trộm rác, cho nên két sắt ở Nhật có thể mở toang chứ thùng rác lại có khóa.

Người Nhật rất tinh tế, họ cảm nhận được rác ngày xưa đẹp hơn rác ngày nay, cho nên nhiều cửa hàng có bán những băng ghi âm ghi tiếng bỏ rác vào thùng hàng chục năm trước, để bà con mang về nhà mở ra nghe một cách thư giãn. Trước khi bỏ rác vào thùng, họ có thói quen nhìn ngắm rất lâu nên nhiều công ty quảng cáo lợi dụng in logo trên rác.

Việt Nam: Ở đây có nhiều thùng rác thiết kế theo kiểu lộ thiên. Ưu điểm của nó là mọi người ai cũng biết mình vứt gì và đứa khác vứt gì. Ở đây còn phát minh ra phương pháp độc đáo là bỏ rác cạnh thùng rác chứ không cần vào thùng vì thế rác rất nhiều mà thùng rất sạch!