Thuyết minh cái bánh tét(không lấy trên mạng nha)

2 câu trả lời

Theo phong tục Tết cổ truyền nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 đón giao thừa. Cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn. Bánh tét ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Một số sách vở cho rằng, bánh tét là sản phẩm của sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).

Nguyên liệu làm bánh là từ động vật (thịt ba chỉ) và thực vật (lá gói, gạo nếp, đậu xanh), đại diện cho hai cực âm – dương. Ngoài ra, đậu và nếp cũng là hai cực âm – dương khi được trồng ở hai nơi: đậu trên cạn và lúa nếp dưới nước. Âm dương hòa quyện vào nhau không thể tách rời và làm nên một vật phẩm, một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền.

Mặt khác, tên gọi bánh tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này. Điều này giải thích vì sao bánh tét lại có mặt trong ba ngày Tết của người miền Nam.

Theo phong tục Tết cổ truyền nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 đón giao thừa. Cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn. Bánh tét ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Một số sách vở cho rằng, bánh tét là sản phẩm của sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).

Nguyên liệu làm bánh là từ động vật (thịt ba chỉ) và thực vật (lá gói, gạo nếp, đậu xanh), đại diện cho hai cực âm – dương. Ngoài ra, đậu và nếp cũng là hai cực âm – dương khi được trồng ở hai nơi: đậu trên cạn và lúa nếp dưới nước. Âm dương hòa quyện vào nhau không thể tách rời và làm nên một vật phẩm, một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền.

Mặt khác, tên gọi bánh tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này. Điều này giải thích vì sao bánh tét lại có mặt trong ba ngày Tết của người miền Nam.

Một truyền thuyết khác bổ sung thêm cho nguồn gốc của bánh tét, cách gọi tên bánh và thói quen ăn bánh tét trong ngày Tết được kể như sau:

Vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ và quân ta đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có anh lính nọ được người nhà gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay (tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có tên gọi). Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.

Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng (có thể xem là đau dạ dày) nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Đó được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần thuyết minh: cái bánh tét

2, Thân bài

a, Nguồn gốc

b, Hình dáng của bánh

c, Cách làm bánh

d, Công dụng của bánh

3, Kết bài

- Gía trị của cái bánh tét

II, Bài văn tham khảo

Bánh tét là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình của người dân Nam Bộ vào dịp Tết đến xuân về.

Nếu ở miền Bắc trong ngày Tết, giỗ kỵ, các lễ hội cổ truyền có bánh dày, bánh chưng để dâng cúng tổ tiên, thì ở Nam Bộ bánh tét được liệt ngang hàng, coi như bánh Tổ. Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, bánh tét gói ghém trong nó cả một nền văn minh nông nghiệp với gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… quyện vào nhau thật dẻo mềm, bùi béo giữa màu xanh thẫm và láng mượt của lớp lá chuối mang hương vị tự nhiên của trời đất. Thường được gọi là bánh đòn do có hình trụ dài và tròn đều, cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp có dây quai để xách, vừa tiện vừa đẹp, lại phù hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, chẵn cặp mới hạnh phúc, thịnh vượng.

Tương truyền tên gọi “bánh tét” có xuất xứ từ hành động nắm đầu dây buộc, khoanh tròn đòn bánh đã lột vỏ, “tét” từng khoanh một đơm lên đĩa. Cũng có thuyết cho rằng bánh tét là một biến thể của chiếc bánh chưng ngoài Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong. Hay có nơi lại hiểu bánh tét là một trong những sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi Việt Nam, cái đặc sắc, độc đáo của bánh chủ yếu ở nét khác biệt trong hình khối, màu sắc, hương vị so với các loại xôi đỗ và bánh nếp khác nên cứ mỗi năm tết đến người phương Nam lại gói loại bánh này, gọi là “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh tét”.

Được người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và Trung chế biến một cách tài tình, lại tuỳ theo địa phương mà thêm thắt gia vị cho hợp khẩu nên đòn bánh tét phương Nam ngày càng phong phú về chủng loại và hương vị. Nào là bánh tét nhân ngọt (không có thịt) nhân đậu xanh có trộn đường; bánh tét nhân chuối thay cho nhân đậu xanh, đòn nhỏ một trái chuối, còn đòn lớn ba trái chuối xiêm chín có thêm đường để tăng độ ngọt cho nhân, khi chín có màu đỏ tím. Tét khoanh bánh ra trông lạ mắt, màu đỏ tím chính giữa nổi bật bên ngoài màu nếp trắng phau rất đẹp. Nào là bánh tét thập cẩm với phần nhân cao cấp gồm trứng, tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò Bắc thảo, đậu phộng, nấm đông cô trộn chung với nhân đậu xanh…

Mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 – 7 đòn vừa để dành ăn dần, vừa để biếu hàng xóm láng giềng, bà con thân thích. Hay nhất là cứ sau hăm ba ông Táo chầu Trời cả nhà tự xúm xít lại gói bánh. Trước tiên, xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật, sau đó thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất.

Để nấu bánh, chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Cách giờ phải thăm và châm nước thêm. Bánh nấu liên tục trong khoảng từ 10 – 12 tiếng đồng hồ mới chín đều. Vì thời gian nấu lâu nên hạt gạo khi chín sẽ mềm và quyện chặt lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”. Lúc này, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đỗ đều chín nhừ, chan hòa, ngấm vào nhau, trở nên thơm ngon độc đáo. Cùng nhau ngồi quây quần bên nồi bánh tét đượm ánh lửa hồng, chợt nghe trong lòng lâng lâng bao cảm xúc khó tả về một sự thiêng liêng, sự hòa điệu của thiên nhiên và con người giữa đêm thanh vắng chỉ còn tiếng cười nói, tiếng tí tách của những thanh củi và bao câu chuyện vượt thời gian. Người này canh bánh thì người kia ngủ, trong giấc ngủ mơ màng bạn sẽ được nghe thoang thoảng mùi hương tỏa ra từ những đòn bánh chín đầu tiên của mùa Tết. Tự tay vớt những đòn bánh ra và xếp thành từng dãy trên bể nước, dằn cho bánh được ráo cũng sẽ rất thú vị cho những ai tự nấu bánh Tết cho người thân và gia đình.

Thưởng thức bánh tét cũng đòi hỏi sự tinh tế và cầu kỳ, tuyệt đối không nên dùng dao để cắt, thay vào đó, người ta bóc vỏ rồi dùng dây buộc bánh để cắt thành từng khoanh mỏng. Bánh được đánh giá là gói khéo khi khoanh bánh tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa. Bên cạnh đó, món bánh tét chiên giòn cũng ngon tuyệt, không kém phần hấp dẫn với những miếng bánh chiên phồng, vàng ruộm, thơm lừng.

Ngày xưa chỉ đến Tết mới gói bánh, bây giờ bánh tét, bánh dầy, bánh chưng… hiện diện cả năm, cần lúc nào có sẵn ngay lúc đó. Nhưng, dù có mỗi ngày thì đến Tết vẫn cứ phải có bánh tét. Nam bộ không có hoa, mứt, nồi thịt kho tàu và bánh tét thì cũng xem như mất đi dư vị Tết. Ấy vậy mới biết, Tết là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, văn hóa, ẩm thực, hội hè và chỉ cần có thế thôi không khí Tết đã tồn tài và mang hơi thở ngàn năm đến với mọi người, mọi nhà trong niềm vui sum họp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

6 lượt xem
1 đáp án
2 giờ trước