2 câu trả lời
Trải qua thời gian, chiếc áo dài Việt đã có nhiều cách tân kiểu nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được những nét đặc trưng của sự kín đáo, tinh tế trong văn hóa việt trở thành bộ lễ phục không thể thiếu của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt.Áo dài là trang phục có sự kín đáo. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, ngày nay áo dài được thiết kế đa dạng hơn với kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Thân áo dài xẻ làm hai tà ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Tay áo may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Thân áo may sát vào thân người. Khi mặc áo ôm vào người tạo nên đường cong gợi cảm.Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc chủ yếu đó là màu trắng với chất liệu mềm, nhẹ, thoáng mát.Áo dài mặc trong nhiều nơi, với tà áo trắng rập rờn trong sân trường thuần khiết và dễ thương. Trong ngày lễ ăn hỏi, cô dâu diện những chiếc áo dài đỏ làm cho không khí buổi lễ thêm ấm cúng đậm chất truyền thống. Các buổi lễ, tiếp khách, quý bà, quý cô mặc những chiếc áo dài lịch sự lại sang trọng. Chiếc áo dài mà người phụ nữ Việt Nam đó là trang phục gần gũi với người phụ nữ và trở thành trang phục đại diện cho nước nhà.Ngày Tết hay lễ hội, đám cưới các bà, mẹ, chị, diện nhiều áo dài màu sắc đó là tấm lòng thành kính đối với lễ hội tham gia. Chiếc áo dài tôn vinh không chỉ đường nét trên cơ thể mà còn biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.Chiếc áo dài duyên dáng, dịu dàng dù đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm đã trở thành một biểu tượng của vẻ đẹp của người con gái Việt Nam, quốc phục mà quốc tế nhiều người biết đến. Áo dài cũng là trang phục cần được nâng niu và giữ gìn đến thế hệ mai sau.
Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo khoác ngoài màu thầm, bên trong là chiếc áo cánh sen, áo mỡ gà,... làm cho người phụ nữ quê ta trở nên duyên dáng, xinh đẹp và trang trọng.
Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lề Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.
Chiếc áo dài tân thời ngày nay vốn là chiếc áo dài tứ thân được cải tiến. Ống tay dài thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên ‘eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím,... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy.
Trong lễ hội, hình ảnh các thiếu nữ xuất hiện trong chiếc áo dài tân thời, người đi xem cảm thấy như đàn bướm sặc sỡ đang bay lượn giữa vườn hoa xuân.
Thứ hai hằng tuần, trường em quy định giáo viên nữ mặc áo dài trắng, các giáo viên nam mặc vét, thắt ca-vát, đi giầy. Lễ chào cờ hàng tuần trở nên long trọng; sân trường như sáng bừng lên.
Chiếc áo dài màu trắng điểm hoa, chiếc áo dài màu xanh da trời, màu tím Huế đã làm tôn vẻ đẹp thiếu nữ Việt Nam trang nhã, trinh trắng hơn, mềm mại, tươi đẹp hơn.